Cúng dường – nét văn hóa độc đáo trong Phật giáo

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hình ảnh các nhà sư ôm bình bát đi khất thực để nhận cúng dường là hình ảnh không còn xa lạ với nhiều người. Và khất thực, cúng dường được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo trong Phật giáo.

Nét đẹp của truyền thống cúng dường

Theo Phật giáo, cúng dường hay cúng dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, tài vật đến chư Phật để tỏ lòng biết ơn, Điều này cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy.

Hơn hai ngàn năm trước, đức Phật vì muốn tất cả mọi người đều có cơ duyên cúng dường các vị tu hành, gieo trồng phước đức nên dạy các chư Tăng hàng ngày đều đi khất thực. Đây cũng là truyền thống cao quý của mười phương ba đời chư Phật và của chư vị Tăng Ni.

Khất thực mang trong mình tinh thần độ người độ mình. Cốt lõi của nó là tạo điều kiện và cơ hội để mọi người hành thiện thông qua việc bố thí. Khi một người cúng dường, tự bản thân họ đã san sẻ của cải của mình cho người. Đây là một cách để giảm sự sân si, tham lam trong người.

ftttt-1661142322.GIF

Đức Phật và tăng đoàn đi khất thực.

Việc bố thí thông qua cúng dưỡng là cách hành thiện đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hành một cách dễ dàng. Với người cúng dường bố thí thì khi tác niệm, nó sẽ đem đến sự an lạc vui khỏe bởi khi buông bỏ, đem của mình không dùng đến cho người cần hơn sẽ làm bản thân bớt gánh nặng.

Khất thực – cúng dường là một nét đẹp tâm linh trong Phật giáo, bởi nó không chỉ giúp gieo duyên cho chúng sinh một cách dễ dàng mà còn là cầu nối để kéo gần tôn giáo đến với đời thường.

Tiền bạc, thực phẩm, đất đai,... nhà sư được thọ nhận theo lời Đức Phật dạy

Tiếp nối những giá trị cao đẹp của khất thực, cúng dường bố thí theo quan niệm của Đức Phật, hiện nay, tại các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Việt Nam,... chư Tăng Ni vẫn thực hành pháp khất thực.

q2-1661142235.png
Người dân Lào đang cúng dường cho chư tăng đi khất thực.

Trong khi trì bình khất thực, chư Tăng Ni thực hành theo Pháp, thọ nhận các vật dụng mà dân chúng dâng cúng như thức ăn, tiền bạc, thực phẩm, quần áo...

Trong thời Phật còn tại thế, gia chủ Dasama (người ở thành Aṭṭhaka) cũng đã thỉnh chư Tăng đến Pāṭaliputta và Vesālī, tự tay cúng dường các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, phát nguyện cúng dường một Tăng xá trị giá năm trăm đồng tiền vàng cho Tôn giả Ānanda (Kinh Bát thành - Trung bộ kinh).

Cũng thời đó, có Thánh nữ Visakha (nữ đại thí chủ) thường phát khởi lòng tin trong sạch, dâng cúng Đức Phật và chư Tăng những tài sản quý, bộ nữ trang quý báu trị giá chín trăm triệu đồng tiền vàng,...

q3-1661142235.png
Thánh nữ Visakha dâng cúng Phật những tài sản quý giá.

Ở đất nước của vua Ba Tư Nặc có vị trưởng giả tên là Tu Đạt (Cấp Cô Độc) cúng dường Phật trăm đồng tiền vàng và nhân dân trong nước cũng đua nhau cúng dường Phật, người thì cúng dường y phục, người thì cúng chuỗi anh lạc, vàng bạc, vật báu cùng các thứ vòng xuyến, cho đến các vật nhỏ như cây kim, sợi chỉ, hễ cúng dường được gì họ đều cúng dường với mong nguyện có được phước báu.(Kinh Đại Tập 15 - Bộ Bản Duyên VI (Số 199- 202) - số 55 - truyện Tu Đạt cưỡi voi đi khuyến hóa)

Trưởng giả cũng đã bỏ năm trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng để xây tịnh xá Kỳ Viên (hiện nay thuộc Ấn Độ) cúng dường Đức Phật và chư Tăng. Vì lòng từ bi, vì lợi ích và hạnh phúc cho dân chúng, Đức Phật và Tăng đoàn đã thọ nhận đất đai, châu báu, tiền bạc, tài sản quý… để kiến tạo tịnh xá khang trang, nơi tĩnh cư tu tập, giáo hóa chúng sinh.

Trong lễ hội cúng dường tại tỉnh Phitsanulok, miền Bắc Thái Lan, 3.000 vị Tăng sĩ thuộc 323 Tự viện Phật giáo tại địa phương này đã thọ nhận vật phẩm cúng dường bao gồm gạo, thực phẩm khô, đồ dùng  cá nhân và tiền mặt…

q4-1661142235.png
Thái Lan tổ chức cúng dường cho 3.000 nhà sư.

Trong buổi lễ của vùng Mandalay cúng dường cho 3.000 nhà sư, quỹ Dhammakaya đã cúng dường tổng cộng 600.000USD, mỗi nhà sư thọ nhận khoảng 20USD cùng với thức ăn, cà-ri và các vật phẩm khác

Trong khi chư Tăng khất thực, nếu người dân không kịp chuẩn bị vật phẩm, thực phẩm thì có thể cúng dường chư Tăng tịnh tài để các Thầy mua vật phẩm, thực phẩm sử dụng. Sự thọ nhận này của chư Tăng là hoàn toàn đúng Pháp và phát sinh phước báu tới người cúng dường.