HÌNH ẢNH TRONG SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU

03/12/2021 19:46

Vào thế kỷ XXI, Trung Quốc dã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Thế giới bằng tăng cường xuất khẩu hàng tiêu dùng trên thị trường.

Singapore từ bỏ công nghiệp chế tạo để phát triển những ngành sáng tạo với mục tiêu biến đất nước thành hòn đảo nghệ thuật; Tiểu vương Quốc ẢRập không giầu tài nguyên, thiếu công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng vẫn phát triển Dubai thành sứ sở thiên đường trong vùng sa mạc, Một hòn đảo rất nhỏ của Đan Mạch, Bornholm, chỉ có 45.000 dân nhưng đã thu hút đến 600.000 khách du lịch 4 tháng mùa hè trong năm v…v…Có được những thành công kỳ diệu đó là nhờ những nền kinh tế này biết cách quảng bá hình ảnh kinh tế và thương hiệu mà họ có lợi thế.

202-1638535457.jpg

Không ai có thể phủ nhận sự hiện hữu của hình ảnh trong đời sống xã hội và trong nền kinh tế nói riêng, đặc biệt là trong sản xuất - phân phối - lưu thông hàng hoá. Thậm chí, hình ảnh còn phản ánh trình độ văn minh của nền kinh tế thông qua kiểu dáng, hình thức, kích cỡ và hình thức bên ngoài của sản phẩm …

Nền kinh tế Việt Nam sau 35 năm Đổi mới đã được thế giới ngợi ca với những thế mạnh tiềm năng về phát triển nông lâm thủy sản; các sản phẩm ngành hàng diện tử, dệt may, da dày, trang trí nội thất, du lịch và bất động sản. Tuy nhiên những lợi thế ấy chưa phát triển mạnh vì còn thiếu những hình ảnh và hoạt động marketing của các ngành hàng,

Là một trong số những quốc gia xuất khẩu gạo, hạt điều, cafe lớn trên thế giới, song nông sản Việt Nam lại được ít người tiêu dùng biết đến. Điều này ngoài lý do chất lượng hàng hóa, một nguyên nhân quan trọng là hình ảnh sản phẩm chưa được quảng bá tốt, chưa gây được ấn tượng với người tiêu dùng. Trong khi Thái Lan quảng bá sản phẩm gạo đến các ngôi sao ở Hollywood thì  lúa gạo Việt Nam lại hài lòng với, sản phẩm chỉ được các nước châu Phi ưa chuộng. Sự tiếp thị với như vậy, rõ ràng là "thiếu khôn ngoan và chưa biết cách làm hình ảnh".

Thực tế hoạt động kinh tế đã chỉ ra cách doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế riêng và tìm được thị trường cho sản phẩm và dịch vụ của chính mình. Nếu cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu về công nghệ và quản trị hiện đại đã bộc lộ những giới hạn, thì về năng lực cạnh tranh đòi hỏi Việt Nam còn phải tốn nhiều công sức và thời gian cho nghiên cứu và phát triển.

Xu thế tiêu dùng toàn cầu với nhu cầu khẳng định cá nhân

Phát triển công nghệ đã lộ ra khối lượng lớn hàng hóa cần lưu chuyển, đang làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Ngợp trong tiện nghi hiện đại, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ xói mòn tính cách riêng là bản sắc của mỗi cá nhân. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì người tiêu dùng cũng vẫn chỉ là những thực thể tự nhiên bị chi phối bởi hệ giá trị xã hội, đinh chế văn hóa và tín ngưỡng khác nhau. Xã hội càng hiện đại, con người càng có nhu cầu được khẳng định mình. Văn minh vật chất không thể giúp con người tìm lại được chính mình mà ngược lại, công nghệ càng hiện đại càng làm cho con người bị hòa trộn lẫn nhau. Tuy nhiên, văn hóa, nghệ thuật lại tạo sự khác biệt và trở thành cứu cánh để giúp con người khẳng định được bản ngã của mình.

Để tránh rượt đuổi căng thẳng về công nghệ và quản trị, những bộ óc thông minh trong nhiều nền kinh tế đã thực hiện cách tiếp cận theo hướng đầu tư cho nghệ thuật tạo hình ảnh và quảng bá sản phẩm, nhằm thay đổi quan niệm truyền thống về cạnh tranh. Cách làm này mở ra triển vọng biến thị trường thành nơi trăm hoa đua nở và tất cả đều tìm được cách mang lại phần thắng cho mình.

Từ giới hạn của cạnh tranh công nghệ và quản trị, cùng với xu hướng tự bảo vệ bản sắc cá nhân, đòi hỏi của người tiêu dùng thông minh đã thúc đẩy sự hình thành những trào lưu xây dựng hình ảnh sản phẩm trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng và dần trở nên xu thế mới của thời đại

Hình ảnh kinh tế của sản phẩm được phát triển trên cơ sở của các ngành công nghiệp và dịch vụ,. Theo các nhà phân tích, hình ảnh mang đặc điểm riêng và cần đạt tới chuẩn của thị trường mục tiêu. Các Quốc gia và doanh nhiệp đấu tư xây dựng hình ảnh sản phẩm sẽ tránh đươc cuộc đua công nghệ không cân sức với những nước hoặc tập đòan kinh tế mạnh, vốn có tiềm lực nghiên cứu sâu, có thể tạo ra nhiều công nghệ với hệu quả cao trên cơ sở tiềm năng hiện có mà không đòi hỏi phải đầu tư thêm quá lớn.

Sản phẩm  tiêu thụ  cần được phân định rõ giữa vai trò, tính chất của hình ảnh và thương hiệu; Qua đó, hình ảnh có thể  định vị, tạo  giá trị và nâng tầm ảnh hưởng của thương hiệu để hình thành giá trị hoàn bảo của nền kinh tế (Nguyễn Liên Phương 2010).

Vai trò của hình ảnh kinh tế trong hội nhập

Hình ảnh kinh tế ở đây được quan niệm bao gồm 2 yếu tốc đặc trưng. Đó là, công nghệ đạt chuẩn với khả năng quản trị hiện đại và nghệ thuật tạo hình hấp dẫn cho sản phẩm cần quảng bá. Kinh tế hội nhập toàn cầu là nền kinh tế hướng tới khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của các quốc gia, vùng miền, địa phương và doanh nghiệp để tận dụng tính ưu việt của công nghệ và khả năng cá nhân hóa sản phẩm, nhằm tạo lợi ích cho người tiêu dùng với tính đa dạng,sự độc đáo và khả năng đổi mới. Theo nhiều chuyên gia, cuộc đua công nghệ ngày nay đã dẫn đến một thực tế là cuộc chơi đã dành lợi thế cho những nước giàu có và các tập đoàn công nghệ mạnh. Do vậy, cần tạo được sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi quốc gia, doanh nghiệp,mà bằng hình ảnh kinh tế có thể tham gia vào sắp xếp lại trật tự cạnh tranh và đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng. Phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, vấn đề đặt ra của nền kinh tế toàn cầu là phải giải phóng được tiềm lực của mọi quốc gia, dân tộc và mọi nền kinh tế. Những tổ chgwcs này cần được hiện diện bằng sự chiếm chỗ của hình ảnh hàng hóa và dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng; được chủ động tham dự vào quá trình tạo ra lợi ích từ hình ảnh dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng miền, địa phương và doanh nghiệp.

Nền kinh tế nước ta bước vào thế kỷ XXI với lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên nhiệt đới đa dạng, có bờ biển dài và nhiều bãi đẹp để phát triển du lịch. Từ tiềm năng và lợi thế được thiên nhiên ban tặng, nếu khai thác, sử dụng tốt hình ảnh có thể nâng được tầm ảnh hưởng kinh tế  trên thị trường thế giới cả về nông nghiệp,thủy sản, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất và nhất là du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng…Những ngành kinh tế này của đất nước có thể phát triển hoàn thiện để thu được lợi ích to lớn và lâu dài, tạo cơ sở cho phát triển bền vững quốc gia.

203-1638535491.jpg
Hình ảnh cảng biển trong kinh tế biển đảo

Ngày nay, cộng đồng doanh nghiệp nước ta đa phần là những đơn vị vừa và nhỏ; đi lên từ tiềm lực còn nhiều hạn chế, khả năng liên kết nhỏ bé, gặp nhiều khó khăn bất lợi trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Lựa chọn tối ưu thông qua hình ảnh để quảng bá sản phẩm nhằm sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của các ngành kinh tế, tạo sức mạnh nội sinh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và dịch vụ là hướng đi cần thiết trong phát triển bền vững và tham gia hội nhập vào bền kinh tế toàn cầu,

Thay cho lời kết

Hình ảnh sản phẩm với ý nghĩa sinh động và kỳ vọng cao về vai trò trong sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, rất cần được nghiên cứu phát triển sớm để hình thành những giải pháp triển khai trong thực tiễn của nền kinh tế thị trường cũng như bảo vệ quyền tác giả và quảng bá rộng rãi đến các bên liên quan có sự quan tâm./.

Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "HÌNH ẢNH TRONG SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU" tại chuyên mục Toàn cảnh Hội nhập. https://vanhoaphattrien.vn | Hotline: 08.4646.0404  | Đọc phiên bản tiếng Anh TẠI ĐÂY