Hóa giải “nút thắt” tín dụng

Tín dụng được xem là một trong những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 

Hóa giải “nút thắt” tín dụng - Ảnh 1.
Tăng trưởng huy động và tín dụng giai đoạn 2014- 2020. 

Tín dụng tăng ì ạch

NHNN đã nhiều lần lý giải do dịch COVID-19 , nhu cầu vay vốn thấp khiến tín dụng tăng trưởng ì ạch. Tuy nhiên theo TS. Nguyễn Trí Hiếu– Chuyên gia tài chính, tín dụng tăng trưởng thấp không phải do nhu cầu vay vốn thấp, mà do khả năng đáp ứng điều kiện để vay được vốn cũng như khả năng trả nợ thấp, nên các ngân hàng không dám mạnh tay cho vay.

Các ngân hàng tỏ ra thận trọng trong bối cảnh hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu thận trọng tới mức "cố thủ" thì sẽ không có bao nhiêu doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện để tiếp cận tín dụng.

Trên thực tế không ít doanh nghiệp phản ánh không thể tiếp cận được các gói hỗ trợ tín dụng do không đáp ứng các điều kiện mà phía ngân hàng đưa ra, như phải có tài sản thế chấp, phải chứng minh dòng tiền trả nợ...

Gỡ vướng cách nào?

Muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói trên, trong những tháng cuối năm nay, tín dụng sẽ phải tăng bình quân khoảng 1,3% mỗi tháng- điều không hề đơn giản nhưng không phải là bất khả thi. Vấn đề là các nhà băng cần phải "cởi mở" hơn nữa. Nếu không, dù NHNN có nới room tín dụng, thì các nhà băng cũng khó có thể sử dụng hết hạn mức này.

Theo đó, các ngân hàng cần linh hoạt hơn về điều kiện vay vốn; thay vì khăng khăng đòi tài sản đảm bảo, các ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp thế chấp bằng hàng tồn kho, hoặc thế chấp bằng dòng tiền, như các khoản phải thu...

Bên cạnh đó, các ngân hàng nên hướng dòng tín dụng vào những lĩnh vực vẫn duy trì được hoạt động tốt trong đại dịch hoặc những lĩnh vực có khả năng phục hồi tốt sau dịch. "Dù dịch diễn biến phức tạp, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh online, thanh toán trực tuyến... phát triển tương đối tốt. Đây là những mảng mà ngân hàng nên tăng cường khai thác", TS. Nguyễn Đức Độ - Học viện Tài chính khuyến nghị.

Một tín hiệu tích cực cho tín dụng là NHNN vừa giãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm. Điều này sẽ làm giảm áp lực huy động vốn cho các ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để kích thích nhu cầu tín dụng.

Theo Hà Anh

DIễn đàn doanh nghiệp