KẾT NỐI DOANH NGHIỆP TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

23/12/2021 21:21

Hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm; thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo nhiều lợi ích và đóng góp cho xã hội những giá trị cao.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột cho phát triển kinh tế- xã hội. Sự phát triển trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp đã đưa khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo nền tảng và động lực cho tăng trưởng kinh tế. Chủ trương và chiến lược đổi mới công nghệ đã lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Những chủ trương này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn để nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển.

111-1640267664.jpg
Một chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nhiều đơn vị nhỏ và vừa,những doanh nghiệp khoa học-công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo rất cần nguồn lực để nghiên cứu, phát triển, làm chủ và thương mại hóa công nghệ. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt còn cần được khuyến khích về cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và hỗ trợ tín dụng để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ.

Hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm; thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo nhiều lợi ích và đóng góp cho xã hội những giá trị cao. Việc doanh nghiệp thiếu thông tin chính sách và các hình thức hỗ trợ về đổi mới sáng tạo là rào cản khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội, chưa phát huy tốt điều kiện thuận lợi thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 

Nhằm tạo sự kết nối và thúc đẩy đổi mới sáng tạo củacộng đồng doanh nghiệp, các nhà hoạch đinh chính sách và giới nghiên cứu đã có nhiều trao đổi, thảo luận hướng tới thực hiện kết nối hoạt động của mạng lưới tri thức toàn cầu, kết nối các nguồn lực trong trong nước và quốc tế để tạo xung lực thúc đẩy các chủ thể, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vượt qua mọi rào cản đổi mới sáng tạo, Bài viết đề cập đến những nội dung chủ yếu của hoạt động này.

Thực trạng và vấn đề đặt ra trong đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp

Theo tổ chức OECD, Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một quy trình hay sản phẩm mới hoặc được cải tiến có sự khác biệt rõ nét so với các sản phẩm hoặc quy trình trước đó của đơn vị. ĐMST cung cấp cho người tiêu dùng một tiềm năng mới đối với sản phẩm hoặc đơn vị sử dụng được đổi mới với quy trình sản xuất kinh doanh và quản lý.  ĐNSTvề cơ bản là một quá trình chuyển ý tưởng, tri thức thành một kết quả cụ thể như sản phẩm, quy trình… mang lại lợi ích gia tăng cho nền kinh tế và xã hội. 

31-1640268562.jpg
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động hơn với chuyển đổi số

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 của Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 7%/năm và GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 khoảng 7.500 USD. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là nhân tố quyết định. 

Bằng những nỗ lực của cả nước, chỉ số ĐMST của Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng 10 bậc kể từ năm 2015 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Vào năm 2020, Việt Nam đứng thứ 42 trong131 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng đầu nhóm 29 nền kinh tế có cùng mức thu nhập.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho biết, năm 2021, GDP của Việt Nam theo tính toán mới, đã tăng 36% so với năm 2020. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, song năng lực ĐMST của đất nước vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện; tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ ( cả Nhà nước và khu vực tư) chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore (2,22%), Malaysia (1,44%) và Thái Lan (0,78%)...

Về phía, doanh nghiệp, khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, phần lớn thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua “Đầu tư vào công nghệ mới được gắn với hàng hóa, máy móc, thiết bị” (39,4%) hoặc “Nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại” (39,3%) mà ít có nghiên cứu và phát triển.  Các DN Việt Nam mới dành 1,6% doanh thu hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, (như Lào (14,5%), Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%)….; 80% doanh nghiệp cho biết, chưa có hợp tác với /tổ chức khác để thực hiện hoạt động ĐMST (Tạp chí Kinh tế và Dự báo 2021).

Phân tích hoạt động nghiên cứu sáng tạo của doanh nghiệp,các nhà quả lý nhận thấy: Ở những  nước đang phát triển, đổi mới công nghệ giữ vai trò nòng cốt trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đối với những nền kinh tế phát triển, đổi mới công nghệ giúp những quốc gia này tiếp tục vươn lên giữ vững vị thế dẫn đầu trong  nền kinh tế toàn cầu. Định hướng chỉ đạo của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong đổi mới công nghệ Quốc gia đã lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống ĐMST. Định hướng này đã được thể hiện trong các Luật, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. 

11-1640268652.jpg
3-1640268689.jpg
Một Hội nghị về Chuyên đổi số thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trẻ

Tổng hợp kinh nghiệm thế giới về cơ chế quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ cho thấy: Quỹ đổi mới công nghệ đã được Chính phủ các nước lập ra để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp dưới hình thức tài trợ, cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh vay vốn. Quỹ đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong hỗ trợ doanh nghiệp hấp thụ và làm chủ công nghệ; ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại, đưa công nghệ trở thành phương tiện và công cụ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là tạo giá trị gia tăng mới. Sự phát triển trình độ và năng lực công nghệ doanh nghiệp đã đưa khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp,tạo nền tảng và động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế (Chử Đức Hoàng 2021).

Ở  Việt Nam, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) được Chính phủ thành lập và hoạt động từ 2015. Đây là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. NATIF là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

Ngay khi đi vào hoạt động, Quỹ này đã tập trung ưu tiên tài trợ để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo đặt hàng của Nhà nước; những nhiệm vụ KH&CN có tác động đến phát triển kinh tế-xã hội, chuyển giao công nghệ do các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đề xuất. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các doanh nghiệp Việt Nam lại rất cần nguồn tài trợ để nghiên cứu phát triển và thương mại hóa công nghệ mới; những. doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt l cần được khuyến khích về cơ chế, chính sách và hỗ trợ tín dụng để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần cả về sự tài trợ lẫn hỗ trợ tín dụng từ nhà nước để làm chủ và tích hợp công nghệ mới nhằm tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất và phát triển công nghệ theo chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghệ cao, ươm tạo công nghệ và đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh.

Nhìn nhận về thực trạng ĐMST các nhà phân tích nhận thấy: khó khăn, thách thức chủ yếu của doanh nghiệp trong hoạt động ĐMST đã tập trung vào Năng lực còn thấp so với thế giới; tính đa dạng của hoạt động ĐMST chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể; Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp chưa tạo được nguồn lực đủ lớn cho ĐMST và doanh nghiệp còn phải thực hiện nhiều thủ tục để xử lý tài sản hình thành (Chử Đức Hoàng 2021).

Từ hạn chế nhận thức về vai trò và đổi mới công nghệ, số đông doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm xây dựng, triển khai các đề tài, dự án đầu tư đổi mới được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Việc hoàn thiện hồ sơ xét chọn, phê duyệt nhiệm vụ thường bị kéo dài, không đáp ứng được tiến độ thực hiện. Mặt khác, tiềm lực khoa học công nghệ và ĐMST của đa số doanh nghiệp còn yếu; các chính sách thúc đẩy, khuyến khích khoa học công nghệ tác động chưa đủ lớn, mức trích tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế để lập Quỹ, Quỹ Đổi mới Khoa học & Công nghệ ở các doanh nghiệp, nhát là DNNVV không đủ để thực hiện các hoạt động ĐMST, trong khi thiếu vốn tín  dụng, hỗ trợ bổ sung hoặc rất khó tiếp cận. 

e1-1640268834.jpg

Những quy định pháp luật về chi cho ĐMST trong doanh nghiệp mới tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển,chưa đáp ứng được nhu cầu ĐMST và quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, thực thi những chính sách này đang còn mới mẻ đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Đối với hoạt động chuyển giao, mua bí quyết công nghệ, doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy định của Luật đấu thầu có sự khác biệt lớn giữa mua sắm tài sản công nghệ với mua sắm hàng hóa thông thường. 

Việc xử lý tài sản thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải qua rất nhiều thủ tục phức tạp; trong khi phần lớn kinh phí thực hiện lại là của doanh nghiệp.  Xác định giá trị tài sản hình thành từ các nhiệm vụ khoa học & công nghệ và hạch toán để đưa vào sản xuất cho thấy, việc sử dụng nguồn tài chính từ quỹ phát triển khoa học & công nghệ thiếu tính hấp dẫn; vướng mắc xử lý tài sản khiến nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng và giá trị kinh tế cao lại khó đưa vào thực tiễn. Quỹ phát triển KH&CN doanh nghiệp được quy định đầy đủ tại các văn bản Luật, Nghị định và các thông tư hướng dẫn. Những hướng dẫn này quy định doanh nghiệp được trích tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ. Do nội dung hướng dẫn chưa cụ thể, việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực tế triển khai giải ngân.

Bản chất của hoạt đông đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp:

Trong bối cảnh bất định và môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, nâng cao năng lực ĐMST (innovation) là một yêu cầu then chốt để duy trì và tạo vị thế cạnh tranh nhằm giữ ổn định và đạt được mức tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. 

Từ góc nhìn sản xuất kinh doanh, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng. Đổi mới đó là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái của một sự vật, hiện tượng mới có giá trị và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế được tạo ra từ những ý tưởng sáng kiến hoặc giải pháp mới.Trong một quốc gia, hoạt động đổi mới thường khởi đầu từ doanh nghiệp và do doanh nghiệp thực hiện (Nguyễn Thy Nga 2021)

Ở cấp độ doanh nghiệp, ĐMST là việc thực hiện một sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến, một phương pháp tiếp thị hoặc tổ chức và quản lý mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức sản xuất hay trong quan hệ đối ngoại. (OECD 2005) 

ĐMST trong doanh nghiệp còn được cho là việc tạo ra, phát triển và triển khai thành công ý tưởng mới, bao gồm đưa ra các sản phẩm, quá trình và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp hướng đến thành công kinh doanh tạo ra giá trị cho các chủ thể liên quan, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và giành được vị trí cao trên thị trường,

Với quan niệm trên đây, ĐMST là quá trình mang tính hệ thống áp dụng kiến thức, kỹ năng và nguồn lực của doanh nghiệp vào thực hiện hoạt động đổi mới, nhằm đổi mới kỹ thuật sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoạt động và đổi mới phi kỹ thuật như đổi mới quản lý hoặc thị trường.

6-1640268925.jpg

Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013, xác định ĐMST là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. 

Khác với sáng chế (Invention) là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình để giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng quy luật tự nhiên, mang tính cá nhân; Đổi mới đó là kết quả của một quá trình hoạt động sáng tạo, được triển khai thông qua kỹ năng và năng lực của các doanh nhân. ĐMST mang tính tập thể và xuất phát từ nỗ lực của nhiều cá nhân, được triển khai thông qua mạng lưới xã hội. Đổi mới là khái niệm bao trùm hơn sáng chế ở chỗ, đó là thương mại hóa thành công sáng chế trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói cách khác, ĐMST là quá trình biến các ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm. dịch vụ mới trong sản xuất đại trà và thương mại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Từ bản chất của hoạt động, giới nghiên cứu đã phân định thành 4 dang ĐMST. Đó là ĐMST sản phẩm, ĐMST quy trình, ĐMST marketing và ĐMST về tổ chức

Đổi mới sáng tạo sản phẩm là việc phát minh ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm có cải tiến đáng kể về tính năng hoạt động hoặc mục đích sử dụng, như thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật, linh kiện, vật liệu, phần mềm, sự thân thiện với môi trường và người sử dụng... 

Đổi mới sáng tạo quy trình, bao gồm những thay đổi căn bản trong cách thức sản xuất, trong máy móc, thiết bị hoặc phần mềm. Đổi mới quy trình được tiến hành nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoặc tạo ra và cung ứng những sản phẩm mới. 

Đổi mới sáng tạo marketing, thực hiện khi các chủ thể áp dụng phương pháp mới để thay đổi thiết kế mẫu mã, phân phối và định giá sản phẩm nhằm xác định nhu cầu khách hàng, tìm kiếm thị trường hoặc định vị mới cho sản phẩm để tăng trưởng doanh thu. 

Đổi mới sáng tạo tổ chức là việc áp dụng phương pháp tổ chức, quản lý mới trong hoạt động doanh nghiệp để làm gia tăng hiệu quả kinh doanh trên cơ sở cải thiện các mối quan hệ nhằm nâng cao kiến thức, tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. 

Những việc cần làm để ĐMST thành công trong doanh nghiệp

Cho đến nay, ở nước ta Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều sáng kiến, tạo mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST. Hàng loạt chính sách ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường ĐMST và khởi nghiệp.Trong những chính sách phát triển, cơ quan quảm lý đã và đang từng bước đưa KH-CN và ĐMST vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững; Đây là yếu tố mang lại sự xoay chuyển tỉ lệ đầu tư cho KH-CN và doanh nghiệp. Bằng những sáng kiến trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo được mạng lưới hỗ trợ, kêu gọi và kết nối thành công nhiều tổ chức hỗ trợ hoặc liên kết các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST.  Chính sách tạo thuận lợi cho ĐMST và khởi nghiệp đã hình thành và được thúc đẩy thường xuyên. 

23-1640268974.jpg
12-1640269013.jpg
Các Diễn giả trao đổi về chuyển đổi số

Trong các chính sách phát triển doanh nghiệp hiện nay, Việt Nam đã từng bước đưa KH-CN và ĐMST vào doanh nghiệp, tập trung giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.  Đây là một trong những yếu tố làm xoay chuyển tỉ lệ đầu tư cho KH-CN. Nếu trước đây đầu tư cho KH-CN từ ngân sách Nhà nước chiếm trên 70%, huy động từ nguồn xã hội chỉ khoảng 30%, thì ngày nay quan hệ này  đã thay đổi với tỷ lệ lần lượt là 52% và 48%. Từ vấn đề thực tiễn đạt ra, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp đã và đang hướng váo tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống quản trị vững mạnh và nâng cao vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

Trong tạo lập hệ thống cơ sở hạ tâng ở thười kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, hạ tầng số là vấn đề nổi bật. Đáp ứng yêu cầu đăt ra của phát triển kinh tế xã hội, phát triển hạ tầng số phải đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu số , nhằm phát huy tốt  nhất chức năng giám sát mạng lưới kết nối đến từng nút mạng và an toàn, an ninh mạng được tích hợp ngay từ khi thiết kế, xây dựng; Phát triển nền tảng số cần mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, được tích hợp các chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, diễn ra một cách tự nhiên nhằm khai mở những giá trị mới với lợi ích rõ ràng.

Điều cần trong xây dựng hạ tầng số là tạo được niềm tin, bảo đảm an toàn,an ninh mạng: ngay từ bước khởi đầu. Tạo lập niềm tin vào tiến trình chuyển đổi số thông qua văn hóa số để bảo vệ các giá trị đạo đức căn bản; bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân là việc làm cần thiết. Trong đó, phát triển đồng bộ thành tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp:từ vườn ươm,  không gian làm việc chung cho đến các chương trình huấn luyện khởi nghiệp, mạng lưới nhà đầu tư đến cải thiện môi trường pháp lý là những việc cần được thúc đẩy mạnh…

Đối với xây dựng hệ thống quản trị, dưới góc nhìn doanh nghiệp, các nhà quản lý lưu ý cần tập trung vào tăng cường quản trị công, nâng cao trình độ nguồn nhân lực có kỹ năng cho hệ thống đổi mới sáng tạo và tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệpkhi đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.

24-1640269099.jpg

25-1640269074.jpg

Tại Tọa đàm Giải pháp truyền thông số cho doanh nghiệp, đại diện Sở KHĐT Hà Nội trao cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân

Để ĐMST thành công, Việt Nam cần tập trung đổi mới cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính và hành vi ứng xử, tạo động lực đam mê và hứng khởi đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Theo các nhà phân tích, doanh nghiệp cần lấy đổi mới công nghệ và chất lượng quản lý làm then chốt để khắc phục khó khăn và phát triển; phấn đấu sao cho doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Muốn tồn tại và lớn mạnh, doanh nghiệp cần hướng vào thị trường để đẩy mạnh hoạt động NC&PT, tích cực chuyển hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng cường lợi ích kinh tế bằng cách dựa vào tiến bộ và nâng cấp công nghệ; Phát triển và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trung gian hỗ trợ NC&PT và ĐMST, các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, trung tâm hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng sàn giao dịch công nghệ của quốc gia, vùng ,địa phương và điều quan trọng là Nhà nước  cần có chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ và xây dựng những cơ sở NC&PT ở Việt Nam.

Để phát triển nhanh các lĩnh vực công nghệ then chốt, cần nâng cao năng lực trong nước. Trước hết cần tập trung vào xây dựng và triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển KH - CN và ĐMST giai đoạn 2021 - 2030, và những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021 - 2025. 

Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Chính sách NC&PT và ĐMST cần khuyến khích doanh nghiệp hình thành và phát triển các quỹ phát triển KH-CN để thúc đẩy đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ; thành lập các cơ quan nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp KH - CN và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, vận hành Quỹ phát triển KH - CN tại doanh nghiệp theo hướng thông thoáng nhất.

Thứ ba là, tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu KH-CN, để việc quản lý các nhiệm vụ KH-CN trong các doanh nghiệp thực sự đơn giản, thông thoáng, nhanh gọn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cùng với những nội dung này cần  đổi mới mạnh mẽ cơ chế tổ chức và hoạt động của tổ chức KH-CN công lập; thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực; triển khai hiệu quả chính sách thu hút, sử dụng nhân lực KH-CN trong, ngoài nước đồng thời với  thực hiện tốt việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia và thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực doanh nghiệp để đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của ĐMST là một nội dung quan trọng, cần phải có chiến lược phù hợp và lâu dài. Các viện nghiên cứu, trường đại học cần chuyển giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp phải đặt hàng những vấn đề cần nghiên cứu để các nhà khoa học và cơ sở nghiên cứu thực hiện. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đang hình thành cơ sở nghiên cứu phát triển và quỹ phát triển KH - CN để chủ động đầu tư cho hoạt động KH – CN phải có giải pháp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp một cách thiết thực và cụ thể.

Thay cho lời kết

Đối với doanh nghiệp, hoạt động ĐMST chính là quá trình nghiên cứu phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh, nhằm tạo ra nhiều lợi ích, đóng góp cho xã hội những giá trị cao hơn. Việc doanh nghiệp thiếu thông tin về các chính sách, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới sáng tạo là một rào cản khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội hoặc phát hay chưa tốt những thuận lợi trong thúc đẩy ĐMST. 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra tiền đề cho sản xuất với tốc độ cao Trong bối cảnh này, ĐMST, một tư duy mới trong chiến lược phát triển quốc gia, đã trở thành ngôn ngữ chung mang ý nghĩa toàn cầu. Tại Việt Nam, yêu cầu đặt ra là tìm kiếm động lực để tạo ra một giai đoạn tăng trưởng và phát triển hệ sinh thái đổi, nâng cao năng lực ĐMST quốc gia. Những quyết sách của Chính phủ đang trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh hoàn thiện mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần tăng cường kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Cùng với đó,là gia tăng hoạt động phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối các doanh nhân, tri thức trong và ngoài nước, phát triển Mạng lưới đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh này, KHCN và ĐMST được coi là một trụ cột quan trọng để phát triển Kinh tế-xã hội của đất nước.

Cùng với những nỗ lực từ phía Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân ĐMST, hướng đến phát triển bền vững vì một Việt Nam xanh, thịnh vượng và không ai bị bỏ lại phía sau. Hy vọng, sự hợp tác từ các bên liên quan trong sự nghiệp ĐMST của đất nước sẽ tạo nhiều cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kết nối, nắm bắt và gia tăng nguồn sức mạnh tài chính, tri thức và nhân lực để ĐMST thành công trong chiến lược phát triển bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn 2050./.

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "KẾT NỐI DOANH NGHIỆP TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO" tại chuyên mục Dòng chảy văn hoá. https://vanhoaphattrien.vn | Hotline: 08.4646.0404  | Đọc phiên bản tiếng Anh TẠI ĐÂY