Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát! quan hệ giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu

30/07/2021 18:21

Hương Vân Cái Bồ tát là ai? Và vì sao trong chùa lại thờ Hương Vân Cái Bồ tát ? Bài viết đề cập đến những khía cạnh được nêu trong các thư tịch cổ và trong các đền, chùa nước Việt.

Ở Việt Nam, thờ cúng Tổ tiên là nét văn hóa đăc trưng từ xa xưa trong mỗi gia đình,cộng đồng người Việt  coi tu thân, tích thiện là việc cần làm của toàn xã hội. Trong bài giảng thuyết về Đạo Phật tại Tịnh Tông Học Viện Úc châu, Lão pháp sư Thích Tịnh Không cho biết, khi vào chùa, phật tử  thường niệm ba lần “Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát! Ma Ha Tát” và giải thích, Nam-mô trong tiếng Phạn là quy y, quy mạng: Hương Vân Cái là khói hương kết thành lọng báu trên không trung. Bồ Tát là giác hữu tình, Ma Ha Tát là đại Bồ Tát. Hương Vân tượng trưng cho Giới định, Giới định giác ngộ hết thảy hữu tình chúng sinh, Hương Vân mang ý nghĩa như vậy !. 

tl1-1627643978.jpg
Chùa Đại Bi (Nam Định)

 

Người mẹ làng Vân qua thư tịch cổ và quốc đạo Sa môn

Người Việt vốn là dòng dõi Bách Việt sinh tụ trên một vùng đất rộng lớn, được coi cái nôi của văn minh nhân loại, Tổ tiên chúng ta đã phát triển một nền văn hóa rực rỡ với những tinh hoa tiêu biểu, song đã bị lãng quên. Cổ Lôi Ngọc phả Truyền thư, do Thái bảo Hương Quận Công Nguyễn Vân Chí phụng sao vào năm 1848, đời Vua Tự Đức có chép lại về Đế Thiên tức Phục Hy như sauThủa khai thiên lập địa, Tổ tiên ta sinh cơ lập nghiệp ở miền Tây vực, thủy chung đã bảy nghìn năm….Ruộng đất mỡ mầu, …, dân cư xum họp, thịnh vượng, Nhân vật không thiếu, muôn đời tôn xưng chủ trưởng là Phục Hy vua Cả, tên nước là cực Lạc”. Thiệu tổ Bách Việt, hiện lưu tại từ đường họ Nguyễn ở làng Vân Nội (Hà Nội) ghi nhận, Người Việt cùng bách tộc cộng sinh….Bách việt từ xưa lập quốc đã tự chủ, văn hóa tự phát nhưng có Quốc đạọ là Sa môn giáo, phụng sự Tổ tiên, tôn hiệu là Trời, Đất, Phật, Thánh, Thần Tiên, Ngọc Hoàng, Vương Mẫu. Từ vạn cổ Bách Việt đã có Đạo, sau 3 nghìn năm, Thái tử Ấn Độ đến Lợi Giã đất Việt tu hành đắc đạo; về nước sáng lập Ấn Độ giáo theo Sa Môn Phật thờ phụng Thiên, Địa Bách thần.

Ngọc phả họ Nguyễn vàò năm Khải Định thứ 9, năm1924 có ghi, cao cao tổ khảo tên chữ là Thái Khương Công, cao cao Tổ tỷ Đỗ Quý Thị mang tên công chúa Đoan Trang, là những người có công dựng nước, con cháu sau này dựng xây triều đại Hùng Vương. Do cao cao Tổ Thái Khương Công nghi, cho là bất chính nên đưa công chúa Đoan Trang, từ chính xuống thứ thất. Bà giận, bỏ nhà đi tu, dùng giáo huấn để cảm hóa mọi người. Cao cao Tổ tỷ tu hành đắc đạo, trở thành Sa Bà Giáo chủ, mang pháp danh Hương Vân Cái Bồ tát, đạo Tiên tôn là Đệ nhất Tiên Thiên Thành Mẫu. Theo người xưa, Sa Môn là nhiều và hiền như cát trên sông, cũng ví như lòng từ bi, độ lượng không thể đo đếm hết được. Sa Môn là quốc đạo từ trước những năm 2879 TCN. 

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hòa, Hương Vân Cái Bồ Tát là tên để chỉ bà mẹ có tấm lòng thơm thảo ở vùng Vân Lôi, nơi có ngôi chùa Đại Bi mà cao cao Tổ tỷ Đỗ Quý Thị cùng 12 tiên nương hành đạo, giáo hoá chúng sinh. Là ngoại Tổ tối cao của dòng họ Nguyễn ở làng Vân Nội (Kẻ Xốm xưa), cụ Đỗ Quý Thị mặc dù được hiển hóa ở thứ tầng cao nhất trong đạo giáo, nhưng vẫn là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn. Hằng năm vào ngày cụ mất, dòng họ Nguyễn vẫn cúng giỗ Tổ bà với văn khấn "Thỉnh Tổ tổng khoa” có câu mở đầu: Hương yêu liêu nhiễu, tản cái vinh la;Tằng tằng hóa vãng cửu liên hoa, xứ xứ thị Di Đà; Chúng vọng biến đa, Đài sơn chỉ lộ Bà. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát! hàm nghĩa  Hương khói vờn quanh, tàn lọng chen; Tầng tầng hóa vãng chín đài sen, nơi nơi chầu vọng Phật Di Đà; Chỉ nẻo Đài sơn, Mẹ chiếu đèn soi sáng. Nam Mô Hương Vân Cát Bồ Tát Ma Ha Tát.!

Đạo Sa Môn của Hương Vân Cát Bồ Tát lúc đầu chỉ là đạo tu thân, tích thiện và thờ cúng tổ tiên, sau này cả xã hội đều noi theo và được thờ ở hầu hết những ngôi chùa trong cả nước.

Về quan hệ giữa đạo Phật và Sa môn giáo

Trên phương diện Quốc gia, việc tôn thờ các vị vua, những người có công khai sáng, lập nước và giữ nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc. Khi đạo Phật vào nước ta,  đạo cùng tồn tại với Sa Môn giáo và có nhiều điểm rất tương đồng. Do Hương Vân Cái Bồ Tát là người truyên bá rộng rãi đạo gốc nguyên thủy cho toàn dân tộc, nên khi vào vào chùa, trước tiên phải bạch vị Bồ Tát này. Đó là câu đầu trong bộ kinh cổ Tán lư hương có nguyên văn: Lô hương sạ nhiệt, pháp giới mông huân; Chư Phật hải hội tất diệu văn, tùy xứ kiết tường vân; Thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân. Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát ma-ha-tát (3 lần). Nghĩa là: Lò hương vừa đốt lên, xông khắp cùng pháp giới; Chư Phật pháp hội gần xa thảy đều nghe, chốn chốn kết mây lành; Tâm chí thành dâng cúng, chư Phật hiện toàn thân. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).

Phật Giáo du nhập vào nước ta vào những năm đầu công nguyên,nhưng chưa được quan tâm.  Đến thế kỷ thứ VI, Phật giáo phát triển và trở thành một trung tâm đồ sộ tại Luy Lâu. Ngay khi du nhập vào nước Việt, Phật giáo đã tự điều chỉnh. Để phát triển, các nhà truyền đạo đã chọn con đường phong tục và dân gian hóa, họ thu nạp các yếu tố có lợi trong hệ thống tín ngưỡng dân gian thờ Mẹ Thiên Nhiên, thờ Nữ Thần để hình thành nên Phật Mẫu và những ngôi đền thờ đã dần chuyển hóa thành chùa. Theo nhiều phân tích, đạo Phật phải dựa vào tín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt cổ để tồn tại phát triển thành thế tam sơn; trên Phật còn có Cha trời, Mẹ Đất và người Mẹ Tổ tiên của dân tộc Việt

Sự phát triển của đạo Phật và Đạo Sa Môn nguyên thủy có sự gắn bó, cùng nương tựa, dung hòa bổ sung lẫn nhau. Do cả hai Đạo cùng phát triển nên ở các chùa đã hình thành kiểu phối thờ “Tiền Thần , hậu Phật”.Theo các nhà nghiên cứu, đó không phải sự hình thành trước sau, mà là mối quan hệ tương giao, tôn trọng lẫn nhau để cùng phát triển.

tl2-1627644024.png
Ban thờ Tam bảo trong chùa

Trong các ngôi chùa ngày nay, nhiều sư trụ trì đều đặt trước tam bảo tòa tượng Cửu Long.

tượng trưng cho 9 ngôi mộ vua Hùng là Thủy tổ của Cửu tộc, đứng giữa vòng càn khôn này

 là Hương Vân Cái Bồ tát.

Tục thờ Trời, Đất, Rừng, Nước trong Đạo Mẫu có thể là một tôn giáo tối cổ của nhân loại còn tồn tại cho đến ngày nay. Giới nghiên cứu cho rằng, Đạo Mẫu với tục thờ Thần linh là người Mẹ hình thành từ buổi bình minh dựng nước, đã đươc xã hội người Việt tôn thờ, dùng mọi hình thức bảo vệ trước sức mạnh đông hóa của mọi thế lực xâm  lược nên đủ sức mạnh để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thay lời kết luận

Là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc lâu đời, Đạo Mẫu nguyên thủy của Hương Vân Cái  Bồ tát đã tiếp nhận ảnh hưởng tốt của Phật giáo và Nho giáo. Đạo tôn thờ Mẹ là đấng sáng tạo và bảo trì vũ trụ, là nơi con người ký thác những mong ước, khát vọng về đời sống trần thế nhằm đạt tới sức khỏe và tài lộc.  Đạo đã thể hiện khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao, làm cho bộ mặt văn hóa thể hiện được tính đa dạng, đa tầng của các tộc người cùng sinh sống trên đất nước. Hiếm có tôn giáo nào lại có khả năng tự biến đổi và trẻ hóa như vậy.

Đạo Mẫu Việt đã làm nên đức tin vào đạo lý gia tiên trong xây dựng Tâm Đức thiện. Cho dù xã hội ngày nay đã phát triển với nhiều bước tiến của khoa học hiện đại, nhưng Đạo Mẫu vẫn có vị thế ngày càng quan trọng, bởi nó không chỉ là một tín ngưỡng cùng tồn tại mà còn có khả năng hòa hợp cùng với nhiều tôn giáo lớn khác để mở mang phát triển

 

Lê Nguyễn
Bạn đang đọc bài viết "Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát! quan hệ giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu" tại chuyên mục Dòng chảy văn hoá. https://vanhoaphattrien.vn | Hotline: 08.4646.0404  | Đọc phiên bản tiếng Anh TẠI ĐÂY