NFT blockchain là gì? Sức hút tạo nên cơn sốt từ NFT Blockchain

NFT blockchain đã không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với dân quan tâm công nghệ. Đặc biệt từ năm 2021 trở về đây còn tạo được một cơn sốt lớn đối với hệ thống người dùng trên toàn cầu.

Vậy NFT blockchain là gì? Tại sao nó lại có sức hút lớn như vậy? Để giải mã những thắc mắc trên, hãy dành chút thời gian đọc bài viết bên dưới nhé!

1. NFT blockchain là gì?

p1612-1671158533.jpg
NFT đang tạo nên cơn sốt lớn với cộng đồng người tham gia trên thế giới.

NFT được viết tắt từ cụm Non-Fungible Token có nghĩa là các token mang tính độc nhất không thể thay thế. Để dễ hiểu thì nó là một loại token được mã hóa trên blockchain, đại diện cho một tài sản duy nhất. Những tài sản này gọi là “tài sản ảo” nhưng cũng có thể là đại diện cho tài sản nào đó trong thế giới thực. Nhờ vào ứng dụng của công nghệ blockchain mà mỗi NFT Blockchain được hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật số như là bằng chứng xác thực và quyền sở hữu.

Với tài sản NFT, bất kỳ ai cũng có thể xem nhưng quyền sở hữu chính thức chỉ người mua mới có. Điều này giúp giá trị của tài sản được nâng cao. Nếu như lúc trước nó chỉ là một bức hình trên máy tính, hay một chữ viết, một đoạn nhạc bình thường,... thì bây giờ đã lớn hơn rất nhiều bởi có người sở hữu riêng ở đằng sau. 

NFT có mặt đa dạng trong tất cả vật thể số. Từ hình ảnh, nhạc, video, chữ viết đến cả bài đăng trên mạng. Cũng có khi NFT là các mảnh đất ở trong môi trường ảo, trang phục số hay quyền được sử dụng ví tiền mã hóa độc quyền. Tất cả đều có tính độc nhất, nói không với thay thế.

2. Bạn hiểu nền tảng Blockchain NFT là gì?

NFT đại hiện cho một tài sản nào đó đã được mã hóa bằng ứng dụng công nghệ blockchain. Còn blockchain bản chất là cơ sở dữ liệu cho người dùng ghi và lưu trữ thông tin. Thuật ngữ được dùng cho cơ sở dữ liệu là sổ cái kỹ thuật hay mạng lưới phi tập trung. Khi người dùng lưu trữ thông tin trên hệ thống dữ liệu đó sẽ không bị tấn công hoặc chỉnh sửa. Nhờ tận dụng công nghệ blockchain, NFT có thể được coi là tài sản số có tính nguyên bản và bảo mật.

Để có thể giao dịch, mua và bán NFT trên hệ thống blockchain thì thị trường là yếu tố quan trọng, đóng vai trò là nền tảng an toàn cho các nhà sưu tập. Từ nghệ sĩ nổi tiếng đến người bình thường đều có thể đăng bán, thực hiện các giao dịch một cách an toàn.

3. Đặc điểm của NFT blockchain là gì?

Một số nhà đầu tư dự đoán rằng với sự ra đời của NFT cùng với những đặc trưng rất riêng của mình. NFT blockchain sẽ làm sôi động thị trường mua bán tài sản số, mang đến nhiều giao dịch đầy tiềm năng. Chúng ta hãy cùng điểm danh một số tính chất nổi bật của NFT sau:

- Tính vĩnh cửu: hay hiểu nhanh là không thể thay thế. Người dùng hãy yên tâm rằng các thông tin như thời điểm phát hành, âm thanh, hình ảnh của NFT có thể được tồn tại vĩnh viễn.

- Tính độc nhất: nhờ đặc tính riêng biệt này, nếu các NFT có bị sao y hệt thì vẫn có thể phân biệt được.

- Tính sở hữu: nhờ tính chất này mà các giá trị gắn tên NFT blockchain được nâng lên ở vị thế cao hơn bởi nó trở thành những tài sản có chủ và chủ sở hữu có toàn quyền quyết định việc sử dụng NFT đó.

- Có thể được lập trình, ở mỗi tài sản NFT đều được gắn các dòng code dựa trên nền tảng blockchain nên những thông tin của NFT hay tác giả sở hữu luôn được xác minh nếu cần.

p16121-1671158533.jpg
Những đặc điểm đặc trưng của NFT blockchain.

4. Trong cuộc sống ứng dụng của NFT blockchain là gì?

Hiện nay NFT đã giải quyết được nhiều vấn đề và đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực cuộc sống như vật phẩm trong trò chơi, đồ sưu tầm, các tác phẩm kỹ thuật số,... nhờ những tính chất đặc trưng của mình.

Nghệ thuật: Khi NFT được ứng dụng vào lĩnh vực nghệ thuật đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành. Bởi nó đã giải quyết được vấn nạn từ những trường hợp bị đánh cắp bản quyền hiện nay, giúp các nghệ sĩ có thể bảo vệ được chất xám của mình. Các tác phẩm nghệ thuật khi được ứng dụng NFT blockchain sẽ chuyển thành tệp tài sản số, đồng thời được gắn với Token trên nền tảng Blockchain. Điều này giúp giao dịch của các tác phẩm được diễn ra dễ dàng, độ tin cậy cũng như an toàn cao.

p16122-1671158533.jpg
NFT và các ứng dụng trong cuộc sống.

Gaming: Ứng dụng NFT vào game sẽ giúp người chơi có cảm giác được toàn quyền sở hữu những vật phẩm, tạo hình nhân vật trong game, các giao dịch mua bán cũng được đảm bảo độ an toàn, ít rủi ro. Ở các dòng game truyền thống trước, những vật phẩm ảo trên game thuộc toàn quyền sở hữu của nhà phát hành, chỉ bên đó mới được cung cấp và bán các vật phẩm. Bởi vậy, dù người dùng có nạp tiền vào hệ thống để mua chúng thì quyền sở hữu vẫn hoàn toàn thuộc về bên phát hành. 

Nội dung số được phát triển: Với thời đại công nghệ số như hiện nay, NFT hoàn toàn có thể được ứng dụng để mã hóa cho các sản phẩm như âm nhạc, memes, các icons,... Khi các sản phẩm trên được mã hóa giá trị tài sản số sẽ được nâng cao do đều được xác thực được quyền sở hữu. 

Số hóa tài sản thật: NFT đang được kỳ vọng vào tương lai sẽ phủ sóng được toàn bộ vào các lĩnh vực cuộc sống. Không chỉ tài sản, quyền sở hữu trí tuệ,... mà cả các tài sản như đất đai cũng được đưa lên blockchain, mã hóa dưới dạng NFT, giúp giải quyết những vấn nạn về vấn đề giả sổ đỏ trong bất động sản. Ngay cả các vé tham gia các sự kiện, buổi hòa nhạc, bóng đá,... nếu  được ứng dụng vào thì những trường hợp làm giả sẽ không còn. Những tài sản mang giá trị cao cũng có thể được mã hóa để chứng minh quyền sở hữu.

5. Giá trị của NFT blockchain được xác định thế nào?

Cách đơn giản để xác định được một giá trị của blockchain là dựa vào tài sản nó đại diện. Những sản phẩm nghệ thuật thông thường với những sản phẩm đã được mã hóa thực chất cũng không có gì khác biệt. Điều quan tâm ở đây là ai là người tạo ra các tác phẩm đó, giá trị nghệ thuật tạo ra là gì, xác định được nhu cầu từ nhà sưu tập.

Tất nhiên nếu NFT đó là một phần hay chuỗi của bộ sưu tập giới hạn thì giá trị chắc chắn sẽ cao hơn so với mặt bằng chung. Ở bảng xếp hạng NFT trên Top Shot, vị trí #1 thường hấp dẫn nhất, người dùng có thể nhận ra được mối tương quan giữa xếp hạng và giá cả.

Đối với gaming, các vật phẩm hay, hay nhân vật đặc biệt sẽ được đi kèm theo những lợi ích về mặt tài chính. Nếu nhà sản xuất cho người dùng thêm khả năng đặt cược 200$ từ NFT đang sở hữu, thì giá trị khi bán ra ít nhất là 200$ mà chưa tính đến giá trị nghệ thuật.

Với sự quan tâm ngày càng đông đảo từ hệ thống người dùng trên toàn cầu, các ứng dụng của NFT blockchain đang liên tục được phát triển và ra đời. Tuy nhiên, NFT vẫn đang là công nghệ còn ở trạng thái non trẻ, bởi mới chỉ xuất hiện vào năm 2017. Nên chắc chắn trong tương lai NFT blockchain sẽ càng khẳng định được vị thế vững chãi đến người dùng.