Vì sao khi bị tru di cửu tộc, không ai dám chạy trốn, hóa ra đây là 4 lý do chính

Khi quan lại phạm tội bị xử tội tru di cửu tộc, người thân của họ không một ai trốn thoát. Đây chính là những lý do chính.

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc, để duy trì chế độ vua - tôi, các quan lại phạm phải trọng tội thường bị nhận hình phạt tru di. Trong đó, hai hình phạt được áp dụng nhiều nhất nhất là tru di tam tộc và tru di cửu tộc. 

Tru di tam tộc được hiểu là đem ra xử tử, giết sạch cả 3 họ của quan lại phạm tội bao gồm: Họ cha, họ mẹ và họ vợ/chồng.

Tru di cửu tộc bao gồm xử tử, giết sạch cả 9 đời của người phạm tội bao gồm: Ông sơ, bà sơ (tức cao tổ phụ, cao tổ mẫu); ông cố bà cố (tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu); ông bà nội (nội tổ phụ, nội tổ mẫu); cha mẹ (song thân), kỹ thân (bản thân người phạm tội); con cái (tử); cháu (tôn); chắt (tằng tôn); chít (huyền tôn). 

trudi-2-1692593573.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Hình phạt tru di là hình phạt tàn nhẫn nhất trong lịch sử phong kiến bởi một người phạm tội thì người thân 3 họ hay 9 họ của người đó đều bị xử tử. Do đó, sẽ có hàng trăm người bị giết cùng một lúc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Trãi là người đã phải chịu hình phạt tru di tam tộc. 

Theo tờ Sohu thống kê, tru di là hình thức xử tử phổ biến ở thời kỳ phong kiến cổ đại, số lượng vụ hành quyết có thể lên tới hàng trăm người, khung cảnh diễn ra vô cùng tàn nhẫn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc vì sao những người thân trong gia tộc bị liên lụy không bỏ trốn mà lại ngoan ngoãn chịu trói và bị xử tử. Tờ Sohu khẳng định, những người thân của quan lại phạm tội căn bản không thể trốn thoát khỏi triều đình dù thời đó người dân vẫn chưa có mã số định danh cá nhân như chứng minh thư hay căn cước công dân cũng chẳng có các thiết bị nhận diện như ảnh chụp chân dung để truy nã,... 

trudi-1692593598.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Vào thời phong kiến cổ đại, người phạm tội thường bị truy nã bằng cách dán giấy thông báo có vẽ kèm chân dung của người đó cùng thông tin cá nhân, các trọng tội mắc phải và treo thưởng cho ai phát hiện ra người này. Những thông báo này được quân lính dán ở các cổng thành ra vào một địa phận nào đó. Ngoài ra, lính canh cũng có nhiệm vụ lục soát, khám xét những người ra/vào cổng thành để không bỏ lọt tội phạm.

Theo Sohu, dù thời phong kiến các hình thức truy nã phạm tội còn sơ sài như vẽ tranh chân dung để truy nã nhưng chưa bao giờ bỏ lọt tội phạm, Cũng hiếm khi có phạm nhân nào bị truy nã mà trốn thoát thành công khỏi quân lính của triều đình. Thực tế, có ba lý do chính khiến những người phạm tội tru di tam tộc hay cửu tộc không thể chạy trốn thành công.

Thứ nhất, ở thời kỳ phong kiến cổ đại, truyền thông rất kém phát triển. Để truyền tin chỉ có thể sai người đưa thư di chuyển bằng ngựa. Hơn nữa, từ triều đình ở kinh thành tới quê nhà của quan lại phạm tội đi đều mất vài ngày mới tới nơi. Ngoài ra, tin tức do triều đình ban bố cũng phải mất nhiều ngày mới có thể tới tai người nhận thông tin. Do đó, rất nhiều người họ hàng thân thích của quan lại phạm tội bị liên lụy mà không có cơ hội chuẩn bị hay chạy trốn ngay lập tức. Khi thông tin tới nơi người nhận, lúc này họ mới biết bản thân đã cận kề tai họa. Và lúc này, bản thân họ đã không còn cơ hội chạy trốn mà chỉ có thể chấp nhận bị xử tử.

trudi-3-1692593626.jpeg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thứ hai, thời cổ đại giao thông còn kém phát triển, không có nhiều phương tiện giao thông hiện đại như ngày nay. Người thân của quan lại phạm tội nếu có điều kiện có thể mua ngựa hoặc xe ngựa để di chuyển đường rừng. Hoặc nếu không, họ chỉ có thể đi bộ để chạy trốn khỏi quan quân triều đình. Điều này cũng vô cùng bất tiện khi chạy trốn bởi quân lính triều đình có thể đuổi kịp họ nhờ phi ngựa nước đại, tốc độ di chuyển nhanh chóng. 

Vào thời Hán Cảnh Đế, khi nhà vua quyết định xử tử cả nhà Triều Thác đã quyết giữ bí mật tới cùng. Khi xe của Triều Thác đi qua cổng thành, Đồng Thì - một viên quan đã ngay lập tức giết chết Triều Thác ngay cả khi ông vẫn mặc triều phục. Ngay khi đó, một số lượng lớn quan và binh lính đã bắt giữ người nhà của Triều Thác theo kế hoạch và bị đưa ra pháp trường xử tử.

Điều này cho thấy, quan lại phạm tội không có chuẩn bị trước, người nhà cũng không đoán trước được tình hình, chỉ có thể khoanh tay chịu trói và bị xử tử.

Ngoài ra, môi trường thời cổ đại còn rất sơ khai, những động vật hoang dã như hổ, sói hoang ở khắp nơi. Những người chạy trốn có khả năng trở thành mồi ngon của chúng hoặc nếu không cũng bị cắn chết trên đường di chuyển. Cho dù không có động vật hoang dã, người chạy trốn cũng phải đối mặt với nạn trộm cướp dọc đường. Nếu không may, họ có thể bị cướp hết của cải và mất luôn cả mạng. 

trudi-1-1692593643.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thứ ba, ngay cả khi không có mã số định danh cá nhân như chứng minh thư, căn cước công dân, hay một loại giấy tờ để chứng minh thân phận thì những người phạm tội cũng không thể thoát khỏi cái chết vì không có nơi ở cố định. Khi di chuyển đến một nơi ở mới, những người này phải đến khai báo với quan lại địa phương. Nếu không có lai lịch quê quán cụ thể (ngày nay được gọi là hộ khẩu thường trú), quan lại sẽ cho những người này vào diện tình nghi và bẩm báo với quan lại có chức vị cao hơn. 

Bên cạnh đó, ở thời cổ đại, dòng người trong xã hội không lớn, nếu có người lạ đến thôn, làng, đến cả tổ tiên tám đời đều phải khai báo cụ thể. Do đó, người nhà kẻ phạm tội không dễ dàng chạy thoát.

Thứ tư, người dân phong kiến bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Nho giáo. Luôn coi trọng Đế vương và việc lá rụng về cội. Do đó, khi bị Hoàng đế xử chết cả tộc, họ đều chấp nhận bởi họ thà chết oan uổng, trung nghĩa chứ không chịu tội chống mệnh thiên tử. 

Hà My

Link nội dung: https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/vi-sao-khi-bi-tru-di-cuu-toc-khong-ai-dam-chay-tron-hoa-ra-day-la-4-ly-do-chinh-a12579.html