Điều kiện tuyển chọn nhũ mẫu hoàng thất thời nhà Thanh khắt khe tới mức nào?

Điều kiện tuyển chọn nhũ mẫu hoàng thất thời nhà Thanh cũng không hề dễ dàng mà đặc biệt rất nghiêm ngặt.

Nhũ mẫu hay còn gọi là nhũ nương, bà vú, vú em để chỉ chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ. Trong cung đình, từ phương Tây sang Đông Á, Hoàng hậu và phi tần hầu như không tự mình cho con uống sữa mẹ, đều cần nhũ mẫu làm thay công việc này.

Trong những bộ phim cổ trang thời nhà Thanh ở Trung Quốc, khán giả dễ dàng nhận ra các phi tần đều có ít nhất một nhũ mẫu phụ việc chăm sóc đứa trẻ vừa chào đời. Thậm chí, nhiều phi tần sức khỏe yếu đều giao việc chăm con cho nhũ mẫu. Theo tờ Sohu, ở thời phong kiến cổ đại, sau khi các phi tần hoàng tất sinh con, hầu hết họ không tự mình cho con bú với lý do kỳ quặc "phụ nữ cho con bú sẽ không dễ mang thai lần sau". Vào thời đó, những phi tần ở trong cung cấm đều tin vào lý do trên.

nhu-mau-1-1693298338.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Do đó, họ nhất quyết không cho con bú vì muốn tiếp tục được mang thai cho hoàng đế để "mẹ quý nhờ con". Ngoài lo ngại việc cho bú ảnh hưởng đến việc sinh nở,  nhiều phi tần kiên quyết không cho con bú vì sợ "phá dáng". Đây cũng là một trong những điều khiến các phi tần lo ngại vì hàng năm hoàng đế đều tuyển các phi tần mới.

Mao Lập Bình - Phó Giáo sư chuyên nghiên cứu về Thanh sử thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, các nhũ mẫu hoàng thất rất được coi trọng ở thời phong kiến, đặc biệt là thời nhà Thanh. Theo Phó Giáo sư Mao, những đứa trẻ trong hoàng thất nhà Thanh không chỉ có một nhũ mẫu. Phần lớn chúng được chăm sóc bởi một nhóm những nhũ mẫu chỉ định cho phi tần nào đó. Đặc biệt, điều kiện tuyển chọn nhũ mẫu hoàng thất thời nhà Thanh cũng không hề dễ dàng mà đặc biệt rất nghiêm ngặt.

nhu-mau-1693298362.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Tờ Sohu cho biết, yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong việc tuyển chọn nhũ mẫu cho hoàng thất nhà Thanh là cơ thể không có mùi đặc biệt. Các nhũ mẫu cũng phải là người có phẩm hạnh đoan chính. Các nhũ mẫu là họ đều đã kết hôn, có chồng và quan trọng là từng sinh con, đích thân cho con ăn bằng sữa mẹ. Ngoài ra, những người ứng tuyển vào vị trí nhũ mẫu còn phải vượt qua bài kiểm tra khắt khe của Phủ Nội vụ mới đủ điều kiện được tuyển chọn.

Ngoài việc cho các hoàng tử, công chúa bú sữa, các nhũ mẫu của hoàng thất còn có một công việc khác. Đó là, các nhũ mẫu còn phải chăm sóc cuộc sống hàng ngày của những đứa trẻ này. Thậm chí, có nhiều nhũ mẫu sẽ ở bên chăm sóc những đứa trẻ này cả đời, thay thế cho mẹ ruột của chúng. Nhờ sự thân thiết này, có nhiều nhũ mẫu được các hoàng tử, công chúa rất yêu quý và coi như mẹ ruột. 

nhu-mau-3-1693298382.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Đối với những hoàng tử hay A ca sau khi lập gia thất, các nhũ mẫu chăm sóc họ từ bé đến lớn vẫn ở lại trong phủ tiếp tục chăm sóc phục vụ họ hay thậm chí là con cái của hoàng tộc. Với những công chúa hoặc cách cách, nhũ mẫu sẽ là người đồng hành cùng họ khi phải gả đi Mông Cổ.

Vào thời Càn Long nhà Thanh, do mức độ Hán hóa của người Mãn Châu ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến văn hóa của hoàng tộc. Thậm chí, trong cung cấm còn xảy ra tình trạng "khủng hoảng Mãu châu" khiến hoàng đế vô cùng lo lắng. Với mục đich để con cái hoàng tộc được lớn lên trong môi trường Mãn Châu và được học tiếng mẹ đẻ, hoàng thất đã yêu cầu tuyển chọn những nhũ mẫu biết nói tiếng Mãn Châu và hiểu văn hóa người Mãn. Tuy nhiên, để tìm được một người phụ nữ nói được tiếng Mãn Châu lại đáp ứng những yêu cầu khắt khe trong quy trình tuyển chọn nhũ mẫu là điều không hề dễ dàng.

Dù có yêu cầu khắt khe nhưng hoàng tộc nhà Thanh cũng đối xử rất tốt với các nhũ mẫu được tuyển chọn với nhiều đãi ngộ. Những nhũ mẫu của hoàng thất được cấp chỗ ở riêng, mỗi tháng được phân phát gạo, ngũ cốc cho đến khi các A ca, cách cách cai sữa. Ngoài ra, họ còn được nhận tiền công, tiền thưởng cùng nhiều đãi ngộ khác.

Vào thời Khang Hy, hoàng đế còn phong tước hiệu cho các nhũ mẫu giỏi giang nhất. Càn Long từng ban thưởng nhà ở và một ngàn lượng bạc cho các vú nuôi. Hoàng đế cũng rất quan tâm đến con cháu của các vú nuôi, Càn Long từng điều tra điều kiện sống của con cháu của ba vú nuôi được lòng các phi tần nhất. Ngoại trừ một người có sự nghiệp thành công, Càn Long đế còn giúp một người trong số họ trả món nợ 450, hay sắp xếp một chức quan cho con cái của những nhũ mẫu này.

Hà My

Link nội dung: https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/dieu-kien-tuyen-chon-nhu-mau-hoang-that-thoi-nha-thanh-khat-khe-toi-muc-nao-a13616.html