Việc ra mắt xe mới bị trì hoãn đang dần gia tăng trong ngành công nghiệp ô tô, và xe điện đóng góp lớn vào điều này, theo công ty tư vấn PwC.
Những trì hoãn này đến một phần đến từ thách thức xung quanh sự chuyển đổi sang xe điện - cụ thể đó là xe điện có thiết kế chưa được ổn định và các nhà cung cấp gặp khó khăn trong việc thay đổi.
"Thiết kế xe điện chưa được hoàn thiện như các xe truyền thống; điều này dẫn đến các thay đổi quan trọng diễn ra khá muộn và góp phần vào sự chẫm chễ trong việc ra mắt," Akshay Singh, đối tác ngành ô tô tại PwC Strategy, cho biết. "Thiết kế xe điện đang phát triển, và điều này sẽ gây ra thêm vấn đề trong tương lai."
Năm 2023, 34% trong số tất cả các mẫu xe dự kiến ra mắt đã bị chậm trễ, so với con số 5% vào năm 2018, PwC cho biết.
Hồi tháng 11 năm nay, Tesla đã ra mắt chiếc Cybertruck, mẫu xe vốn dự kiến trình làng vào năm 2021. Trước đó, vào tháng 10, General Motors thông báo sẽ trì hoãn việc ra mắt các mẫu xe điện Chevy Equinox EV, Chevy Silverado EV RST và GMC Sierra EV Denali.
Chưa dừng lại ở đó, tháng 7/2023, Volvo Cars đã trì hoãn sản xuất chiếc crossover điện mới, EX90.
Theo số liệu thống kê, một sự trì hoãn 12 tháng có thể khiến một hãng ô tô phải tiêu tốn số tiền lên đến 200 triệu đô la cho các chi phí bổ sung về nhân viên, nguyên mẫu và vận chuyển cũng như việc đánh mất thị phần trên thị trường.
Các thương hiệu xe hơi hiện đang phải đối mặt với áp lực lớn hơn bao giờ hết để giảm giá xe điện và kiếm về lợi nhuận từ loại phương tiện này. Vào tháng 11, Ford dự đoán hãng sẽ mất 4,5 tỷ đô la cho lĩnh vực xe điện trong năm 2023.
PwC ước tính số lượng ô tô được lên kế hoạch ra mắt sẽ tăng gấp đôi từ năm 2023 đến năm 2026. Trong năm 2023, công ty tư vấn này cho biết có 38 mẫu xe ra mắt vào năm 2023.
"Nếu bạn không ra mắt thị trường đúng thời điểm, bạn sẽ mất thị phần. Điều này là rất quan trọng", Singh nói.
Xe điện hiện mới đại diện cho một tỷ lệ nhỏ các loại xe trên đường, vì vậy sự cạnh tranh gay gắt để thu hút số lượng người mua hạn chế là rất quan trọng. Theo Cox Automotive, doanh số bán xe điện chiếm gần 8% tổng số xe bán ra trong quý 3 năm nay.
Singh và các chuyên gia khác của PwC chỉ ra rằng sự trì hoãn còn đến từ nguồn cung hạn chế (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các thành phần hệ thống truyền động điện tử), vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc về khí thải và hạn chế về nhân lực.
“Các thành phần mới như biến tần, động cơ, khay pin và các thành phần khác của xe điện đã gây ra một độ trễ nhất định đối với quá trình sản xuất”, Singh chia sẻ thêm.
Những vấn đề chiến lược hơn như thời gian và sự thay đổi trong sở thích của khách hàng cũng góp phần vào sự trì hoãn ra mắt xe mới, mặc dù không nhiều, báo cáo cho biết.
Đối với các hãng ô tô truyền thống, Singh nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ đó là các công ty khởi nghiệp và nhà cung cấp. Nếu hãng có thể bù đắp cho sự chậm chạp của nhà cung cấp, họ có thể tận dụng sự mạnh mẽ về sản xuất của mình để vượt qua sự cạnh tranh gia tăng từ những startup xe điện”..
"Đó là lợi thế cạnh tranh của họ vào lúc này," Singh nói.