Tại Hội nghị Khoa học Mặt trăng và Hành tinh (LPSC) diễn ra ở Texas vào tuần trước. Hàng loạt tiết lộ về tiểu hành tinh Bennu khiến giới khoa học sửng sốt.
Theo nhóm nghiên cứu, Bennu là tiểu hành tinh khổng lồ được dán nhãn "có khả năng gây nguy hiếm" chứa những khoáng chất quý chưng từng thấy.
Một số kết quả từ sứ mệnh lấy mẫu tiểu hành tinh OSIRIS-REx của Nasa cuối cùng cũng đã có. Phía này đã gửi một tàu vũ trụ nhỏ tới Bennu. Tiểu hành tinh này có đường kính xấp xỉ 1.614 feet. Một mẫu được lấy từ bề mặt của nó vào năm 2020 và hạ cánh trở lại Trái đất vào năm 2023.
Người ta cho rằng tiểu hành tinh Bennu có chứa một chất hiếm gọi là magnesium phosphate. Khoáng chất này chưa từng được nhìn thấy trên Trái đất trước đây. Có thể magnesium phosphate đã rơi từ không gian xuống Trái đất nhưng quá mỏng manh để có thể tồn tại.
Jessica Barnes, trợ lý giáo sư tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh (LPL), dẫn đầu nghiên cứu về các chất trong mẫu cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi ban đầu chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một chất gây ô nhiễm".
Các nhà khoa học khác phát hiện ra rằng tiểu hành tinh Bennu có chứa các hợp chất biến đổi trong nước. Cũng có một chút lo ngại rằng một tiểu hành tinh như Bennu có thể ảnh hưởng đến Trái đất. Các nhà nghiên cứu cho biết có 1/2.700 khả năng nó có thể va chạm với trái đất vào những năm 2100. Khả năng này vô cùng nhỏ, và Bennu đã từng đi qua Trái đất trước đây nhúng không gây ra tổn hại.
Theo Nasa, tiểu hành tinh là một khối đá nhỏ quay quanh Mặt trời. Hầu hết được tìm thấy trong vành đai tiểu hành tinh (giữa Sao Hỏa và Sao Mộc) nhưng chúng có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu (kể cả trong đường đi có thể tác động đến Trái Đất). Khi hai tiểu hành tinh va vào nhau, những mảnh nhỏ vỡ ra gọi là thiên thạch
Nếu một thiên thạch đi vào bầu khí quyển Trái đất, nó bắt đầu bốc hơi và sau đó trở thành sao băng. Trên Trái đất, nó sẽ trông giống như một vệt sáng trên bầu trời, vì đá đang bốc cháy.
Theo The Sun
Hào Trần