Một cư dân sống tại Florida, Mỹ, mới đây cho biết vật thể hình trụ đã đâm sâu vào nhà ông từ tầng hai tầng và suýt đâm trúng con trai của
ông.
Mảnh vỡ được cho là của tấm nền thiết bị khổng lồ EP-9 bị Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thải xuống Trái đất một cách không kiểm soát đầu tháng 3. Theo nhà thiên văn học Jonathan McDowell, người theo dõi chặt chẽ quỹ đạo rơi của mảnh vỡ thiết bị này, ban đầu ông công bố tấm nền EP-9 rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào lúc 7h29 UTC ngày 8/3 ở vùng biển giữa Cancun và Cuba.
Ông McDowell viết: "Vụ việc này nằm trong khung giờ dự đoán trước nhưng hơi lệch về phía đông bắc so với phần "có khả năng cao nhất" trên lộ trình rơi. Nếu rơi muộn thêm vài phút nữa thì có thể đã đến Ft Myers."
Tuy nhiên, ông Otero khẳng định những ước tính đó là sai lầm, khi camera an ninh Google Nest của ông ghi lại âm thanh vụ rơi. "Có vẻ như một mảnh trong số đó đã bỏ lỡ Ft Myers và rơi xuống nhà tôi ở Naples," Otero viết trong tweet gửi đến McDowell.
"Xé toạc mái nhà, xuyên qua hai tầng. Suýt trúng con trai tôi."
Sau khi phân tích các thông tin trên, McDowell đồng ý rằng khoảng thời gian trùng khớp và đó có thể là "một mảnh vỡ từ quá trình rơi trở lại bầu khí quyển của tấm nền pin EP-9". Tấm nền thiết bị EP-9, kích thước tương đương một chiếc SUV, là vật thể lớn nhất từng bị thải ra ngoài từ ISS.
Tấm nền được phóng lên ISS vào tháng 5/2020, dùng để thay thế các bộ pin cũ bằng pin Lithium-ion mới cho hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời của trạm.
Các chuyên gia, trong đó có ông McDowell, đồng ý rằng cần có thêm nhiều biện pháp để đảm bảo các tải trọng rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất không gây nguy hiểm cho người dân và tài sản trên mặt đất.
Nhiều người cho rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi xảy ra thương vong.
Hiện ông Otero đang chờ xác nhận từ NASA.
"Tôi mong chờ sự liên lạc từ các cơ quan chịu trách nhiệm, vì sự hỗ trợ của họ rất quan trọng trong việc khắc phục thiệt hại do sự kiện thải chủ ý này gây ra," ông nói.
"Nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để sắp xếp tải trọng sao cho nó bị đốt cháy hoàn toàn khi rơi trở lại khí quyển."
Các kỹ sư tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA sẽ phân tích vật thể này "càng sớm càng tốt để xác định nguồn gốc," người phát ngôn Josh Finch cho biết với Ars Technica.
"Sẽ có thêm thông tin khi hoàn tất phân tích."
Theo The Sun
Hào Trần