10 sự kiện nông nghiệp và phát triển nông thôn tiêu biểu năm 2021

Năm 2021, một năm nhiều khó khăn thách thức với các ngành các cấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, ngành Nông nghiệp và PTNT đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất được bạn đọc Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí bình chọn.

1. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2021 đạt 2,82%
Chịu tác động bởi dịch Covid-19, tăng trưởng nông nghiệp vẫn duy trì ở mức cao so với GDP bình quân chung cả nước (ước đạt 2%). Sản lượng lương thực tăng hơn 1 triệu tấn đạt 43,86 triệu tấn trong điều kiện sử dụng linh hoạt 3,5 triệu ha đất lúa mà Quốc hội thông qua; góp phần đảm bảo an ninh lương thực vững chắc và phục vụ xuất khẩu.
Đây cũng là năm đầu tiên ngành nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Tại Hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: Việt Nam sẽ trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững của thế giới.

anh-t42-43-1642498264.png
Nông nghiệp vẫn vững vàng trong đại dịch

2. Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu đạt kỷ lục đạt 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Thặng dư thương mại đạt 6,4 tỷ USD, giảm 40% so với năm 2020.
Cụ thể: Nông nghiệp tăng 3,19%, lâm nghiệp tăng 3,5%, thủy sản tăng 1,58%.
Đây cũng là năm đầu tiên Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, Thái Lan, Philipines để trở thành quốc gia châu Á xuất khẩu lớn nhất nông lâm thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.
Có 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo).

xuat-khau-nong-lam-thuy-san-16359027263621892231371-16406600327532101769231-1642498342.jpg
Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu đạt kỷ lục đạt 48,6 tỷ USD

3. 1,3 triệu lao động hồi hương sau làn sóng Covid-19
Sau đại dịch Covid-19, ước tính đã có 1,3 triệu lao động từ các tỉnh phía Nam hồi hương về quê (ở miền Bắc). Vấn đề này đặt ra câu hỏi cần giải quyết, đó là cần xây dựng các ngành nghề ở nông thôn để hạn chế tình trạng di cư, giúp người dân yên tâm ở lại lao động sản xuất.

hoi1-1642498506.jpg
Cuộc hồi hương từ thành phố về nông thôn lớn chưa từng có tiền lệ

4. 5.000 xe container chở hàng hóa nông sản ùn tắc tại cửa khẩu
Đây là đợt ùn tắc kỷ lục xe chở nông sản tại cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải xem xét và xây dựng lại mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có vấn đề về kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng...

amh-1711-1642498675.png
Ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc

5. Giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá thực phẩm giảm sâu
Trong khi giá thịt lợn, nhất là giá gia cầm giảm sâu suốt hơn 1 năm với giá thịt lợn hơi giảm tử 80.000-90.000 đồng/kg xuống còn 50.000-60.000 đồng/kg; giá gà thấp nhất còn 29.000-37.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá vật tư đầu vào (thức ăn chăn nuôi tăng gấp 2 lần, phân bón tăng 3 lần), đặc biệt phân bón u rê đã vượt mốc 1 triệu đồng/bào đã gây khó khăn cho người nông dân.

gia1-1642498754.jpg
Giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá thực phẩm giảm sâu do tác động của đại dịch

6. Cả nước đã có 5.496 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, riêng năm 2021 đã tăng thêm 2.000 sản phẩm.
7. Làn sóng nông sản lên sàn thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19
Đã có 2 triệu hộ nông dân đăng ký gian hàng số trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều mặt hàng như vải thiều, nhãn, xoài đã được đưa lên sàn điện tử để tiêu thụ.
Cũng trong năm 2021, Bộ NNPTNT đã quyết định thành lập Tổ công tác 970 để kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân 19 tỉnh, thành phía Nam chịu tác động bởi phong tỏa và giãn cách vì Covid-19, qua đó giúp nhiều mặt hàng nông sản đã được tiêu thụ kịp thời.

cho11-1642498887.jpg
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đi đầu trong việc chuyển đổi số trong nông nghiệp

8. Cam kết tại COP 26 về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
Theo đó, tại Hội nghị COP 26 diễn ra ở Glasgow (Vương Quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết: Đến năm 2030, Viêt Nam sẽ chấm dứt nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.

thu-tuong-pmc-1635951101426-1642498986.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. (Ảnh: TTXVN)

9. Quốc hội phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái. Bổ sung tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, tỉnh nông thôn mới.
Đồng thời, đã thông qua Nghị quyết cho phép thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. 

nong-thon-moi-280721-1-1642499067.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN


10. Khánh thành đại dự án Cống Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, phục vụ tưới cho 384.000ha lúa vùng mặn ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đây cũng là dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm, tranh cãi nhiều chiều. Việc khánh thành dự án sẽ giúp giảm xâm nhập mặn ở ĐBSCL và chủ động nguồn nước tưới bền vững phục vụ canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản.

Quyết Tuấn (Tổng hợp)

Link nội dung: https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/10-su-kien-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-tieu-bieu-nam-2021-a7647.html