"Ép" học sinh không thi lớp 10: Chuyện âm ỉ nhưng chưa bao giờ công khai

Việc nhà trường ép học sinh yếu chuyển trường hoặc cam kết không thi lớp 10 công lập là chuyện âm ỉ nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ được xác nhận một cách rõ ràng, chính thức, công khai.

Theo thầy Vũ Khắc Ngọc, một giáo viên tại Hà Nội, việc ép học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền học tập của các em.

"Tôi từng nghe về sự việc này từ nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ được xác nhận một cách rõ ràng, chính thức, công khai. Đây rõ ràng là một góc khuất khó nói từ cả phía học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Sự việc dù chỉ là cá biệt ở một nhóm nhỏ học sinh ở một số trường nhưng dù con số là bao nhiêu thì cũng không thể chấp nhận được vì quá phản giáo dục, quá bức xúc", thầy Ngọc khẳng định.

Ép học sinh không thi lớp 10: Chuyện âm ỉ nhưng chưa bao giờ công khai - 1

Với cách thức tổ chức và xét tuyển vào 10 còn nhiều bất cập như hiện nay, sẽ dễ xảy ra những hiện tượng méo mó (Ảnh: Mạnh Quân).

Theo chuyên gia này, không thể tưởng tượng được hết nỗi đau xót, xấu hổ của các bạn học sinh và phụ huynh có con bị rơi vào diện "ngăn chặn" này.

Đấy sẽ là vết thương lòng có thể đánh gục sự tự tin vào bản thân và chặng đường học tập, cuộc sống sau này của các con sẽ trở nên khó khăn, gai góc hơn rất nhiều.

"Tôi tin rằng các thầy cô vốn cũng không vô cảm, các thầy cô cũng là cha mẹ, cũng có con, các thầy cô cũng đã dìu dắt nhiều lứa học sinh và có sự gắn bó lâu dài với học trò của mình. Các thầy cô không vô cảm đâu.

Nhưng với cách thức tổ chức và xét tuyển vào 10 còn nhiều bất cập như hiện nay, khi trách nhiệm, quyền lợi và cả quyền lực của thầy cô bị ràng buộc vào quá nhiều khiến dễ làm nảy sinh những biến tướng, méo mó này.

Và khi những méo mó ấy kéo dài, người ta lại dễ trở nên chai lỳ và nghĩ rằng nó là bình thường", thầy Vũ Khắc Ngọc nói.

TS tâm lý Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, việc giáo viên dưới danh nghĩa "định hướng" và "phân luồng" nhưng thực tế là muốn "ép" học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10 THPT đã có từ nhiều năm nay nhưng nhiều người không dám công khai.

Cho dù dưới danh nghĩa là gì, theo nhà giáo này, hành động đó không chỉ sai về mặt quy định, quyền lợi hợp pháp mà còn sai về mặt đạo lý và tàn nhẫn với các em.

"Những học sinh có học lực yếu kém, muốn thi hay không là quyền của các em và phụ huynh, không phải quyền của các thầy cô. Đặc biệt, thầy cô phải tạo điều kiện, nhất là những em học yếu kém", thầy Tùng Lâm nói.

Thầy cô không có quyền đóng con đường học tập

Chia sẻ về sự việc, một số nhà giáo cho rằng, không phải bất cứ thầy cô nào cũng vô cảm, muốn "ép" học sinh học lực yếu rẽ sang hướng khác nhưng phải nhìn nhận thực tế, có một nhóm rất nhỏ học sinh không thể học lên cấp 3. Không ai được phép đóng con đường học tập của các em nhưng nên chăng, cần tư vấn để các em chọn con đường sao cho phù hợp với năng lực và đam mê?

Ép học sinh không thi lớp 10: Chuyện âm ỉ nhưng chưa bao giờ công khai - 2

Việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau cấp THCS là cần thiết nhưng không ai có quyền đóng con đường học tập của các em. (Ảnh: Đình Cường).

Thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng, phân luồng học nghề sau lớp 9 là bài toán cực khó.

"Tôi tin rằng, nhiều học sinh sau khi học hết lớp 9, được xét tốt nghiệp thì nên đi học nghề bởi những học trò này cho dù học lên cấp 3 thì thực sự khó khăn, đôi khi không đủ khả năng nhưng tiếc là bố mẹ các em không chấp nhận điều đó.

Rõ ràng, xu thế là cần phân loại một nhóm học sinh chuyển sang học nghề nhưng tỉ lệ đó là cực thấp. Nếu ở các vùng quê, việc phân loại này có thể khả thi vì học sinh tự bỏ học và đi làm nhưng ở các thành phố lớn thì việc tư vấn thành công rất khó", thầy Tùng nói.

Cũng dưới góc nhìn này, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau cấp THCS là cần thiết, hợp lý. Không phải học sinh nào cũng có đủ các đặc điểm về tính cách và năng lực để có thể tiếp tục theo học văn hóa ở những bậc học cao hơn.

Có những em, việc cố gồng sức mình để theo học ở cấp THPT là một cực hình thì hãy để các em có được lựa chọn khác phù hợp với bản thân hơn.

"Hãy để những bạn có năng khiếu về nấu ăn, cắm hoa, may vá, ... có cơ hội được phát huy sở trường, song song với việc học văn hóa một cách nhẹ nhàng, ấy vậy mới là nhân văn", thầy Ngọc cho hay.

Tuy nhiên theo chuyên gia này, vấn đề phụ huynh và xã hội phải cởi mở trong tư tưởng để tiếp nhận những hướng đi khác đó của các con. Việc học Nghề, học Trung cấp - Cao đẳng, học dân lập không phải là xấu.

Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, phải thiết lập được hệ thống có tính liên thông để bất cứ thời điểm nào trong lộ trình đang đi, các con đều có thể quay về lựa chọn học tập nếu đáp ứng đủ điều kiện. Một bạn chọn học Trung cấp - Nghề nhưng trong quá trình học, trình độ văn hóa của bạn tốt hơn thì bạn vẫn có quyền thi vào Đại học và sau Đại học.

Còn về phía các thầy cô xin hãy nhớ, việc tư vấn, hướng nghiệp chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích từ góc nhìn của phía thầy cô về học trò và gợi ý cho các con những con đường nên đi.

Theo thầy Vũ Khắc Ngọc, một giáo viên tại Hà Nội, việc ép học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền học tập của các em.

"Tôi từng nghe về sự việc này từ nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ được xác nhận một cách rõ ràng, chính thức, công khai. Đây rõ ràng là một góc khuất khó nói từ cả phía học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Sự việc dù chỉ là cá biệt ở một nhóm nhỏ học sinh ở một số trường nhưng dù con số là bao nhiêu thì cũng không thể chấp nhận được vì quá phản giáo dục, quá bức xúc", thầy Ngọc khẳng định.

Ép học sinh không thi lớp 10: Chuyện âm ỉ nhưng chưa bao giờ công khai - 1

Với cách thức tổ chức và xét tuyển vào 10 còn nhiều bất cập như hiện nay, sẽ dễ xảy ra những hiện tượng méo mó (Ảnh: Mạnh Quân).

Theo chuyên gia này, không thể tưởng tượng được hết nỗi đau xót, xấu hổ của các bạn học sinh và phụ huynh có con bị rơi vào diện "ngăn chặn" này.

Đấy sẽ là vết thương lòng có thể đánh gục sự tự tin vào bản thân và chặng đường học tập, cuộc sống sau này của các con sẽ trở nên khó khăn, gai góc hơn rất nhiều.

"Tôi tin rằng các thầy cô vốn cũng không vô cảm, các thầy cô cũng là cha mẹ, cũng có con, các thầy cô cũng đã dìu dắt nhiều lứa học sinh và có sự gắn bó lâu dài với học trò của mình. Các thầy cô không vô cảm đâu.

Nhưng với cách thức tổ chức và xét tuyển vào 10 còn nhiều bất cập như hiện nay, khi trách nhiệm, quyền lợi và cả quyền lực của thầy cô bị ràng buộc vào quá nhiều khiến dễ làm nảy sinh những biến tướng, méo mó này.

Và khi những méo mó ấy kéo dài, người ta lại dễ trở nên chai lỳ và nghĩ rằng nó là bình thường", thầy Vũ Khắc Ngọc nói.

TS tâm lý Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, việc giáo viên dưới danh nghĩa "định hướng" và "phân luồng" nhưng thực tế là muốn "ép" học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10 THPT đã có từ nhiều năm nay nhưng nhiều người không dám công khai.

Cho dù dưới danh nghĩa là gì, theo nhà giáo này, hành động đó không chỉ sai về mặt quy định, quyền lợi hợp pháp mà còn sai về mặt đạo lý và tàn nhẫn với các em.

"Những học sinh có học lực yếu kém, muốn thi hay không là quyền của các em và phụ huynh, không phải quyền của các thầy cô. Đặc biệt, thầy cô phải tạo điều kiện, nhất là những em học yếu kém", thầy Tùng Lâm nói.

Thầy cô không có quyền đóng con đường học tập

Chia sẻ về sự việc, một số nhà giáo cho rằng, không phải bất cứ thầy cô nào cũng vô cảm, muốn "ép" học sinh học lực yếu rẽ sang hướng khác nhưng phải nhìn nhận thực tế, có một nhóm rất nhỏ học sinh không thể học lên cấp 3. Không ai được phép đóng con đường học tập của các em nhưng nên chăng, cần tư vấn để các em chọn con đường sao cho phù hợp với năng lực và đam mê?

Ép học sinh không thi lớp 10: Chuyện âm ỉ nhưng chưa bao giờ công khai - 2

Việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau cấp THCS là cần thiết nhưng không ai có quyền đóng con đường học tập của các em. (Ảnh: Đình Cường).

Thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng, phân luồng học nghề sau lớp 9 là bài toán cực khó.

"Tôi tin rằng, nhiều học sinh sau khi học hết lớp 9, được xét tốt nghiệp thì nên đi học nghề bởi những học trò này cho dù học lên cấp 3 thì thực sự khó khăn, đôi khi không đủ khả năng nhưng tiếc là bố mẹ các em không chấp nhận điều đó.

Rõ ràng, xu thế là cần phân loại một nhóm học sinh chuyển sang học nghề nhưng tỉ lệ đó là cực thấp. Nếu ở các vùng quê, việc phân loại này có thể khả thi vì học sinh tự bỏ học và đi làm nhưng ở các thành phố lớn thì việc tư vấn thành công rất khó", thầy Tùng nói.

Cũng dưới góc nhìn này, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau cấp THCS là cần thiết, hợp lý. Không phải học sinh nào cũng có đủ các đặc điểm về tính cách và năng lực để có thể tiếp tục theo học văn hóa ở những bậc học cao hơn.

Có những em, việc cố gồng sức mình để theo học ở cấp THPT là một cực hình thì hãy để các em có được lựa chọn khác phù hợp với bản thân hơn.

"Hãy để những bạn có năng khiếu về nấu ăn, cắm hoa, may vá, ... có cơ hội được phát huy sở trường, song song với việc học văn hóa một cách nhẹ nhàng, ấy vậy mới là nhân văn", thầy Ngọc cho hay.

Tuy nhiên theo chuyên gia này, vấn đề phụ huynh và xã hội phải cởi mở trong tư tưởng để tiếp nhận những hướng đi khác đó của các con. Việc học Nghề, học Trung cấp - Cao đẳng, học dân lập không phải là xấu.

Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, phải thiết lập được hệ thống có tính liên thông để bất cứ thời điểm nào trong lộ trình đang đi, các con đều có thể quay về lựa chọn học tập nếu đáp ứng đủ điều kiện. Một bạn chọn học Trung cấp - Nghề nhưng trong quá trình học, trình độ văn hóa của bạn tốt hơn thì bạn vẫn có quyền thi vào Đại học và sau Đại học.

Còn về phía các thầy cô xin hãy nhớ, việc tư vấn, hướng nghiệp chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích từ góc nhìn của phía thầy cô về học trò và gợi ý cho các con những con đường nên đi.

Theo dantri

Link nội dung: https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/ep-hoc-sinh-khong-thi-lop-10-chuyen-am-i-nhung-chua-bao-gio-cong-khai-a8043.html