Hà Nội: Thành phố có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, Thành phố Hà Nội tiếp tục là địa phương có mức sống cao nhất cả nước. Ngoài ra Thành phố Hồ Chí Minh vượt Quảng Ninh để xếp thứ 2.
hanoi1-1675841234295735581532-1723867340.jpg
 

So với Hồ Chí Minh, mức sống ở Hà Nội có đắt đỏ?

Thực tế, mức sống ở Hà Nội cao hơn TP HCM khi xét về một số nhóm hàng hóa & dịch vụ tiêu dùng. Chẳng hạn giá sản phẩm may mặc, mũ nón và giày dép ở TP HCM lại chỉ bằng 78,07% giá bán tại Hà Nội. Tương tự chi phí dịch vụ văn hóa - giải trí và du lịch chỉ bằng 91,72%; giá thiết bị đồ dùng gia đình 94,43%.

Các yếu tố khiến giá một số loại hàng hóa thiết yếu tại TP HCM rẻ hơn Hà Nội chính là từ nguồn cung hàng hóa dồi dào và việc tổ chức kết nối bán lẻ hàng hóa tốt hơn. Theo đó, mức độ đắt đỏ trong sinh hoạt của người dân các tỉnh & thành phố nhiều năm qua được Tổng cục Thống kê xác lập dựa trên ghi nhận giá cả của 11 nhóm hàng hóa cùng dịch vụ tiêu dùng chính.

Trong đó gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thuốc và dịch vụ y tế; Đồ uống và thuốc lá; may mặc, giày dép, nhà ở, điện nước, chất đốt; thiết bị đồ dùng gia đình; vật liệu xây dựng; giáo dục; giao thông; văn hóa giải trí và du lịch; hàng hóa dịch vụ khác.

Tổng Cục Thống kê cho biết, mức chi tiêu cho đời sống tại TP HCM chiếm gần 94% tổng chi tiêu bình quân của hộ gia đình. Trong đó chi phí cho ăn uống là 46,5%; chi tiêu không dành cho ăn uống là 47,4%; các chi tiêu khác chiếm 6,1%.

Trên thực tế, với nhiều hộ gia đình ở Hà Nội, xu hướng này không quá khác biệt. Thứ tự ưu tiên trong list chi tiêu cao nhất vẫn là nhu cầu thiết yếu (ăn uống, sinh hoạt, đời sống và đi lại…). Tiếp đến chính là tiền thuê nhà (những gia đình trẻ Hà Nội hầu hết đều ở trọ). Sau nữa là chi phí học tập & phát triển quan hệ giao tiếp. Ngoài ra còn có các đầu chi phí phát sinh khác như: Giải trí, du lịch… Trong số này, chi phí sinh hoạt thiết yếu và chi phí thuê nhà chiếm khoảng 60% thu nhập.

 

Tại Hà Nội, nhiều bà nội trợ cho biết, bữa ăn của gia đình họ bây giờ quá đắt. Nếu cầm 300.000 đồng đi chợ thì phải tính toán nát óc để sao cho vừa đủ ba bữa gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ mà vẫn phải đảm bảo các dưỡng chất cần thiết. Nếu như trước kia, mệnh giá rẻ nhất là 500 đồng đã có thể mua được mớ rau thơm thì bây giờ đã tăng lên đến 2.000 - 3.000 đồng.

Bên cạnh đó, ở Hà Nội không chỉ nhóm hàng dịch vụ ăn uống đắt nhất cả nước mà nhóm dịch vụ văn hóa, giải trí & du lịch cũng dẫn đầu. Anh Ngọc Quý (quận Hà Đông) cho biết: Lúc còn độc thân anh hay đi xem phim nhiều lần trong tuần mà không cần đắn đo chi tiền. Thế nhưng từ khi lập gia đình, rồi có con nhỏ lại phát sinh vô vàn chi phí khác. Anh Quý không thể thực hiện sở thích này nữa vì quá tốn kém.

Tuy nhiên, về mặt chi phí nhà ở thì Hà Nội và TP HCM lại có sự đảo ngược khá bất ngờ. Nếu ở Hà Nội, giá thuê một căn hộ khu vực trung tâm khoảng 16.897.400 đồng/85 m². Thì trong TP HCM, mức giá này có thể lên tới 27.486.900 đồng, mức chênh lệch giữa 2 thành phố khoảng 39%.

Ngoài ra, tại những khu vực ngoại ô thì mức giá thuê nhà cũng có sự khác biệt. Tại Hà Nội, giá thuê khoảng 200 - 400 USD cho một căn hộ một phòng ngủ thì ở TP HCM sẽ trong khoảng 250 - 600 USD, tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể cùng tiện nghi được cung cấp.

Đánh giá chung, Hà Nội có mức sống đắt đỏ hơn Hồ Chí Minh khá nhiều, chủ yếu về dịch vụ sinh hoạt, ăn uống, giải trí và du lịch...

Còn về vấn đề nhà ở tại Hà Nội, nếu bạn đang cần một địa điểm dừng chân lâu dài thì dự án căn hộ Manhattan Tower chính là lời gợi ý sinh lời dành cho bạn. Manhattan Tower chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sống xanh, thiết kế thông minh cùng các tiện ích hiện đại mang đến cho cư dân nhiều trải nghiệm sống chất lượng và đẳng cấp.

Những tỉnh thành nào có mức sống “dễ thở” nhất?

Xét về chiều ngược lại, một trong những tỉnh thành “dễ thở” nhất phải kể tới Bến Tre - địa phương có chỉ số giá sinh hoạt 2023 thấp nhất cả nước, chỉ 85,93% so với Hà Nội. Giá bình quân các nhóm hàng của Bến Tre so sánh với Hà Nội khoảng từ 72,02%-101,22%.

Cụ thể, Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi về thiên nhiên và địa lý, giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, giá lương thực, thực phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình hay dịch vụ giáo dục và y tế; chi phí du lịch... rất thấp.

Tiếp theo, địa phương có giá thấp thứ hai cả nước chính là Nam Định với chỉ số SCOLI 2023 là 86,35%. So với Hà Nội thì giá bình quân các nhóm hàng của tỉnh Nam Định chỉ ở mức 73,23-103,25%. Tiếp đến là Quảng Trị với chỉ số SCOLI là 86,66%, Sóc Trăng 87,82%, Gia Lai 87,91% và Long An 87,97%...

Với những thông tin nêu ra trên đây, có thể khẳng định Hà Nội chính là địa phương có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam. Vậy nên, hãy lập kế hoạch sinh hoạt từ sớm, đặc biệt hãy quan tâm đến nơi ở để cắt giảm được khoản chi phí này nhé!