Hoàng đế Quang Tự có tam cung lục viện vẫn tuyệt tự, lý do đằng sau quá cay đắng

Cũng giống như bao hoàng đế phong kiến khác, vua Quang Tự nhà Thanh có hàng ngàn mỹ nhân ở hậu cung. Tuy nhiên, ông lại là vị vua hiếm hoi không có con thừa kế cơ nghiệp.

Cuối triều đại nhà Thanh là một thời kỳ đầy biến cố trong lịch sử Trung Quốc. Sự xâm lược và áp bức của các cường quốc bên ngoài, tham nhũng và đấu tranh trong triều đình nhà Thanh, tất cả đã đặt nền móng cho sự kết thúc của Thanh triều. Trong bối cảnh này, hoàng đế Quang Tự đã trở thành "sự tồn tại độc nhất trong lịch sử" triều đại nhà Thanh. Ông đã cố gắng cải cách và hồi sinh Trung Quốc, nhưng số phận dường như không đứng về phía ông. Trong số đó, cuộc hôn nhân của ông và dàn hậu cung đã trở thành tâm điểm của nhiều sử gia cũng như hậu thế.

vi-sao-hoang-de-quang-tu-khong-co-con-3-1692599757.jpg

Chân dung hoàng đế Quang Tự. Ảnh: Internet

Đối với một hoàng đế mà nói, vấn đề người thừa kế đặc biệt quan trọng, có thể coi là quốc gia đại sự. Tuy nhiên, Quang Tự lại trở thành vị hoàng đế hiếm hoi trong lịch sử nhà Thanh không có con. Vậy thì lý do đằng sau là gì?

Trước hết, chúng ta phải hiểu trải nghiệm cảm xúc của Hoàng đế Quang Tự. Cuộc sống hôn nhân của ông có thể nói là đầy bi kịch. Hầu hết các cuộc hôn nhân của hoàng đế cổ đại đều là hôn nhân chính trị, được thiết lập vì sự ổn định và tiếp nối của gia đình hoàng gia.

Nhưng Quang Tự khác với hầu hết các hoàng đế khác. Ông có khuynh hướng tình cảm của riêng mình và điều này bị Từ Hi Thái hậu phản đối kịch liệt. Để duy trì quyền lực của mình, Từ Hi không chỉ quyết định người bạn đời cho Quang Tự mà còn triệt hạ sủng phi của ông, Trân Phi. Điều này khiến tâm trạng Quang Tự sau đó rất sốc.

vi-sao-hoang-de-quang-tu-khong-co-con-1-1692599757.jpg
Hình tượng Hoàng đế Quang Tự trong phim. Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, sau khi biết Trân Phi qua đời, Quang Tự rất đau lòng và bị trầm cảm từ đó. Mặc dù trong hậu cung vẫn có những mỹ nhân nhưng hoàng đế bị đè nén rất nhiều về mặt tinh thần. Ông bị động về vấn đề hôn nhân và hậu cung, gần như trở thành con rối cho Từ Hi.

Trong bối cảnh đó, mặc dù mối quan hệ giữa Quang Tự và những phi tần trong cung chỉ trên danh nghĩa, nhưng sự giao tiếp tình cảm gần như bị phá vỡ. Sức khỏe yếu từ nhỏ, cộng với áp lực nặng nề từ việc chính sự đã gián tiếp dẫn đến việc Quang Tự không có con.

Từ quan điểm lịch sử mà nói, việc hoàng đế không có người thừa kế thực sự là một vấn đề lớn. Nó không chỉ liên quan đến danh dự và ô nhục cá nhân mà còn liên quan đến sự kế vị của hoàng gia, sự ổn định của đất nước. Sau cái chết của Quang Tự, vấn đề kế vị trở nên vô cùng gay gắt. Do đó, cuộc đấu tranh chính trị của nhà Thanh trở nên phức tạp hơn. Điều này cũng đẩy nhanh sự suy tàn của nhà Thanh ở một mức độ nhất định.

Điều đáng tiếc hơn nữa là cuộc đời của hoàng đế Quang Tự cũng bị cắt ngắn. Các nhà khoa học sau này phát hiện thi thể ông chứa một lượng lớn thạch tín, chứng tỏ đã bị đầu độc. Đây cũng trở thành một bi kịch khác trong cuộc đời ông.

vi-sao-hoang-de-quang-tu-khong-co-con-2-1692599757.jpg
Trân Phi, sủng phi của hoàng đế Quang Tự. Ảnh minh họa: Internet

Nhìn chung, cuộc đời Quang Tự đầy rẫy khúc ngoặt và thất bại. Là một hoàng đế Đại Thanh, ông gánh vác quá nhiều sứ mệnh và trách nhiệm. Trong thời đại đầy biến cố đó, sự xâm lược của các thế lực bên ngoài, cùng với sự tranh giành quyền lực nội bộ đã khiến con đường lên nắm quyền của Quang Tự trở nên vô cùng khó khăn.

Ngoài áp lực chính trị bên ngoài và bên trong, cuộc sống riêng của Quang Tự cũng đầy đau khổ. Thế giới tình cảm của một người đã bị va chạm mạnh, khiến ông rơi vào nỗi đau tinh thần sâu sắc. Trên thực tế, ở một mức độ nào đó, Quang Tự có thể không thực sự vô sinh, nhưng trái tim ông đã bị tổn thương quá nhiều, khiến ông không muốn hoặc không thể có con.

Việc Từ Hi Thái hậu ngăn chặn Quang Tự đã ảnh hưởng đến các quyết định chính trị của ông. Tuy nhiên, việc can thiệp vào cuộc sống riêng của ông là một đòn giáng mạnh. Điều này cũng cho người đời sau thấy được sự tàn khốc của tranh giành quyền lực trong thời đại đó, ngay cả hoàng đế cũng không thể thực sự làm chủ được vận mệnh đời mình.

Cuối cùng, cái chết của Quang Tự một lần nữa chứng minh cuộc đấu tranh nội bộ bi thảm của hoàng gia thời đại đó. Có câu nói lịch sử được viết bởi người chiến thắng, nhưng cuộc đời hoàng đế Quang Tự là sự bi tráng của kẻ thua cuộc.