Sau Audi, thêm một ‘gã khổng lồ’ phương Tây muốn bắt tay người Trung Quốc làm xe điện

Tập đoàn ô tô Stellantis hé lộ ý định hợp tác với Leapmotor - một công ty Trung Quốc để sản xuất xe điện, thông qua đó giảm chi phí nghiên cứu và sản xuất.

Stellantis được cho là đang cân nhắc khả năng hợp tác với nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc Leapmotor Technologies (Công ty Công nghệ Chiết Giang) để mở rộng sự hiện diện tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Ngay sau khi Volkswagen xác nhận rằng họ sẽ cùng phát triển xe điện tại Trung Quốc với Xpeng bằng cách sử dụng nền tảng G9 ‘Edward’ của hãng, các nguồn tin đã tiết lộ rằng Stellantis muốn làm điều tương tự. 

Stellantis-a_result
 

Stellantis hiện cũng đang trong một liên doanh tại Trung Quốc với Dongfeng Motor Group để sản xuất nhiều mẫu xe Peugeot và Citroen.

Đại diện của nhà sản xuất ô tô đã từ chối bình luận về những thông tin trên. Tuy nhiên, hợp tác với một công ty như Leapmotor có thể là bước đi lý tưởng cho giám đốc điều hành Stellantis, Carlos Tavares, người đã đưa ra ý tưởng về chiến lược “giảm chi tiêu” ở Trung Quốc. Với chiến lược này, Stellantis đã chấm dứt liên doanh với Tập đoàn ô tô Quảng Châu, công ty đang sản xuất nhiều mẫu xe Jeep khác nhau.

Sau Audi, thêm một ‘gã khổng lồ’ phương Tây muốn bắt tay người Trung Quốc làm xe điện 318198
Stellantis vừa chấm dứt liên doanh sản xuất xe Jeep tại Trung Quốc nhằm cắt giảm chi phí

Tavares đặc biệt thẳng thắn về mối đe dọa mà các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đặt ra cho các hãng xe truyền thống ở châu Âu. Nếu các tin đồn về việc hợp tác với Leapmotor là đúng, thì đây chính là động thái “biến kẻ thù thành bạn”.

Hồi đầu năm nay, CEO của Stellantis cho biết: “Sự chênh lệch về giá giữa xe châu Âu và xe Trung Quốc là rất đáng kể. Nếu tình hình hiện tại không có gì thay đổi, khách hàng tầng lớp trung lưu ở châu Âu sẽ ngày càng hướng tới các mẫu xe Trung Quốc. Sức mua của nhiều người tiêu dùng ở châu Âu đang giảm đi rõ rệt.”

Ông chủ của Stellantis cũng cho rằng trừ khi các chính trị gia châu Âu bảo vệ ngành công nghiệp địa phương, nhiều công ty sẽ buộc phải chuyển sản xuất sang các nước rẻ hơn để giảm chi phí.

Sau Audi, thêm một ‘gã khổng lồ’ phương Tây muốn bắt tay người Trung Quốc làm xe điện 318199
Thị trường xe điện Trung Quốc đang phát triển với tốc độ "thần tốc"

Cuối tháng 7, Volkswagen đầu tư 700 triệu USD để mua 4,99% cổ phần từ XPeng. Hãng xe Đức có kế hoạch sản xuất và ra mắt hai mẫu xe điện mới cho thị trường Trung Quốc sử dụng nền tảng Edward của XPeng.

Cách đây một tuần, Audi cũng xác nhận hợp tác với công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc là SAIC Motor để đẩy nhanh quá trình phát triển xe điện với các sản phẩm phù hợp với thị hiếu Trung Quốc.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), đất nước tỷ dân là thị trường lớn nhất thế giới về xe điện. Chỉ riêng trong tháng 6, hơn 535.000 xe điện chạy pin đã được bán ra. Tính cả nửa đầu năm 2023, doanh số ô tô điện đạt hơn 2,55 triệu chiếc. 

Nhiều nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, bao gồm cả Volkswagen, thu được phần lớn doanh số bán hàng tại Trung Quốc.

Các gã khổng lồ ô tô như Volkswagen, Toyota, GM và bây giờ là Stellantis nhận ra rằng những “ngôi sao đang lên” như BYD và Tesla đang chiếm được thị phần đáng kể. Việc không theo kịp các nhà sản xuất xe điện địa phương có thể khiến các thương hiệu lớn phải rời khỏi Trung Quốc.

Sau Audi, thêm một ‘gã khổng lồ’ phương Tây muốn bắt tay người Trung Quốc làm xe điện 318200
Mitsubishi là thương hiệu phải tạm dừng chân tại Trung Quốc do tình hình kinh doanh kém hiệu quả

Hồi tháng 6, một “ông lớn” xe hơi Nhật Bản là Mitsubishi đã phải dừng sản xuất do tình hình kinh doanh ảm đạm. Trước đó, vào tháng 1, liên doanh giữa Honda và GAC cũng thông báo ngừng sản xuất và bán ô tô dưới thương hiệu xe sang Acura của Honda.

Cách tiếp cận mới bao gồm hợp tác với các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp địa phương sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của xe điện đồng thời đáp ứng nhu cầu và sở thích đặc biệt của người tiêu dùng Trung Quốc.