Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam
Ly hôn không phải điều gì quá xa lạ đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. Thoát ra khỏi những quan niệm xưa cũ, các cặp vợ chồng hiện nay sẵn sàng lựa chọn ly hôn, giải thoát cho nhau nếu cảm thấy cuộc sống không thoải mái, không tìm được tiếng nói chung.
Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam (vietnam divorce rate) ngày càng tăng cao theo từng năm. Theo cuộc khảo sát mới nhất, số vụ ly hôn một năm ở nước ta lên đến 60.000 vụ. Như vậy, trung bình cứ có 1000 dân sẽ có một vụ ly hôn. Điều đáng lo ngại hơn nữa là cứ 4 cặp vợ chồng đăng ký kết hôn, sẽ có 1 đôi ly hôn sau đó, tỷ lệ 25% là một con số khá cao so với mức trung bình.
Một khi đã xác định đi đến hôn nhân, các cặp đôi đều phải trải qua quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng và sẵn sàng chung sống với nhau. Tuy nhiên, hôn nhân và tình yêu có nhiều sự khác biệt. Cuộc sống hôn nhân có nhiều áp lực, mâu thuẫn đôi khi sẽ khiến các cặp đôi phải ra toà và chia tay nhau. Có thể thấy, ly hôn chính là đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn, khi mối quan hệ của hai người không thể tìm được một hướng giải quyết phù hợp hơn.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng cao. Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, các nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc ly hôn là do ngoại tình, bạo lực gia đình, bất đồng quan điểm trong các mối quan hệ gia đình.
- Ngoại tình là việc xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hôn nhân hiện nay. Dù biết trước ngoại tình sẽ dẫn đến gia đình tan nát, cuộc sống hôn nhân đổ vỡ nhưng người ta vẫn không tránh khỏi được các cám dỗ đó.
- Bạo lực gia đình: Người chịu bạo lực gia đình đa phần là phụ nữ và trẻ em. Ngày xưa, khi bị bạo hành, người phụ nữ thường lựa chọn nhẫn nhịn bỏ qua để vun vén cho gia đình hoặc sợ những lời dèm pha của mọi người mà không dám đứng ra bảo vệ bảo thân. Tuy nhiên, dù xưa hay nay thì sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn, khi bạo hành gia đình không thể giải quyết và nhẫn nhịn được nữa thì hậu quả cuối cùng sẽ là ly hôn. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, khi người phụ nữ có cái tôi cao thì ly hôn vì bạo hành gia đình ngày càng phổ biến.
- Ngoài ra, các cặp đôi kết hôn sớm thường có xu hướng ly hôn nhiều hơn những cặp đôi kết hôn khi đã trưởng thành. Việc kết hôn khi còn quá trẻ đôi khi bạn chưa biết được mình thực sự cần gì, chưa có nhiều kinh nghiệm, sự chín chắn và chưa có đủ tiềm lực cho cuộc sống hôn nhân dẫn đến việc ly hôn dễ dàng khi có bất hòa xảy ra.
- Thêm một nguyên nhân cũng cực kỳ phổ biến dẫn đến ly hôn chính là vấn đề tài chính. Khi đồng tiền có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt đối với các gia đình có nhu cầu về tài chính lại càng cao hơn nữa. Những khó khăn về tài chính thường dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, nếu hai bên không giữ được lý trí để giải quyết vấn đề thì rất dễ ly hôn.
Cách giảm tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiệu quả
Ly hôn chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan, để giảm tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam, những giải pháp sau nên được xem xét:
- Cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định kết hôn. Nếu kết hôn khi cả hai có nhiều thời gian để tìm hiểu nhau, chuẩn bị tinh thần về mặt tình cảm và tài chính thì cuộc hôn nhân sẽ diễn ra tốt đẹp hơn
- Vợ chồng cần chia sẻ với nhau những vấn đề, gánh nặng trong cuộc sống thường ngày. Bình tĩnh giải quyết thấu đáo mọi xung đột, bất hòa để không đẩy căng thẳng, cãi vã lên đỉnh điểm.
-Luôn quan tâm, yêu thương và sẵn sàng bỏ qua những thiếu sót của nhau trong cuộc sống.
Dù tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam vẫn ở mức đáng báo động nhưng mọi vấn đề đều có thể xoa dịu được. Hy vọng rằng, các cặp vợ chồng có đủ bình tĩnh, thông minh, sự chín chắn để có thể giữ lửa cho cuộc hôn nhân của mình.