Vì sao quan lại ngày xưa nghỉ hưu lại về quê, không ở lại chốn kinh kỳ hoa lệ ?

Các quan lại ngày xưa sau khi từ quan thường không ở lại kinh đô hay tới bất kỳ vùng đất nào khác mà chọn về quê. Vậy lý do đằng sau là gì?

Lá rụng về cội là nét đặc trưng của truyền thống phương Đông. Trở về quê hương còn phản ánh đích đến cuối cùng của các quan chức xưa sau khi rời bỏ chức vụ lớn.

Làm bạn với vua như chơi với hổ

Người xưa đã đúc kết được câu nói "làm bạn với vua như chơi với hổ", lúc nào cũng có nguy cơ mất mạng. Câu nói này không chỉ mô tả quan hệ giữa vua với quân thần mà còn dùng để nói về mối quan hệ tương tự giữa cấp trên và cấp dưới ở nơi làm việc.

tai-sao-quan-lai-xua-tu-quan-lai-ve-que-1-1693476129.jpg
Hầu hết các quan lại xưa đều chọn từ quan về quê ở thời điểm thích hợp bởi họ hiểu được chân lý "làm bạn với vua như chơi với hổ". Ảnh minh họa: Internet

Nó phản ánh mối quan hệ tiêu cực giữa quyền lực và bản chất con người. Chức quan càng cao, trách nhiệm càng lớn, một câu nói thường quyết định số mệnh của một người.

Bước đi trong giới quan lại đòi hỏi sự hiểu biết rất lớn. Phải nhìn thấu vấn đề để thành công.

Người ta thường nói "quan trường như chiến trường", quan chức nào giữ chức vụ cao đều hiểu được chân lý này. Khi nói chuyện với quân vương nên "suy nghĩ" trước sau. Suy cho cùng, hoàng đế là người có quyền quyết định việc thăng chức, tương lai và cuộc sống của một quan chức.

Nếu không cẩn thận, người làm quan khó có thể đảm bảo chức vụ của mình, lại còn liên lụy tới con cháu, người nhà. Bởi vậy, trong giới quan trường mới rỉ tai việc dũng cảm rút lui, nhằm mục đích lui về thành công, được cả danh lẫn lợi.

tai-sao-quan-lai-xua-tu-quan-lai-ve-que-2-1693476129.jpg
Họ sẽ chọn rời xa hoàng đế, xa thị phi để sống bình yên nốt phần đời còn lại. Ảnh minh họa: Internet

Để tránh xa những tranh chấp chốn quan trường, người thông minh sẽ lui về quê ở ẩn để tìm thấy sự thư thái trong nửa sau cuộc đời.

Họ muốn rời xa mảnh đất nhiều thị phi và trải qua quãng đời còn lại trong bình yên. Vì vậy, câu nói "trời thì cao, hoàng đế xa" không chỉ áp dụng cho những kẻ phạm pháp mà còn cho cả những quan chức xưa muốn tránh xa vòng xoáy thị phi.

Trở về nhà trong vinh quang

Nhắc đến quê hương, hầu hết mọi người đều nghĩ đó là cái nôi tràn đầy yêu thương, ấm áp và thoải mái. Vì vậy, nhiều người sẽ chọn về quê sau khi trở nên giàu có. Người về quê để chứng tỏ thành tựu, người về để thay đổi sự bất công mà người dân quê hương và gia đình dành cho mình.

Đó cũng là lý do mà nhiều quan chức xưa muốn trở về quê sau khi từ quan. Thời xưa muốn thăng tiến thì phải tham gia khoa cử, vào triều làm quan. Các dòng họ đều cho rằng những người đỗ đạt khoa cử là người có động lực, là tấm gương cho thế hệ con cháu.

tai-sao-quan-lai-xua-tu-quan-lai-ve-que-3-1693476129.jpg
Từ quan về quê là trở về trong vinh quang, được xem như "hạ cánh an toàn". Ảnh minh họa: Internet

Khi về già, những người này về quê sẽ được người dân ngưỡng mộ, coi là hình mẫu để học theo. Đây là vinh dự được tích lũy từ xa xưa, là động lực để phấn đấu của mọi người. Vì vậy, mục đích tiếp theo khi quan lại từ quan về quê chính là để chứng tỏ bản thân ở quê nhà.

Lá rụng về cội

Người xưa có câu "lá rụng về cội", chính là để nói về việc con người dù đi đâu thì cuối cùng cũng tìm về quê hương ở tuổi xế chiều. Vì vậy, các quan chức thời xưa đã chọn về quê sau khi từ chức, sống nốt phần đời còn lại trong yên bình.

tai-sao-quan-lai-xua-tu-quan-lai-ve-que-4-1693476129.jpg
Ngoài ra, người phương Đông có truyền thống lá rụng về cội, dù đi đâu, làm gì thì cuối đời người ta cũng tìm về quê hương, bản quán. Ảnh minh họa: Internet

Đây là một nền văn hóa và di sản. Ngày nay, quan điểm này vẫn tồn tại ở các nước phương Đông. Không chỉ tuổi già, tất cả mọi người dù sinh cơ lập nghiệp ở đâu thì mỗi dịp Tết đến, xuân về cũng đều trở về quê thăm gia đình, làng xóm. 

Vì đất đai ở quê

Khi còn là quan chức trong kinh thành, để làm giàu cho con cái, những vị quan lại xưa sẽ dồn tiền mua đất ở quê. Thời xưa nên kinh tế còn kém phát triển, đất đai là loại tiền tệ mạnh. Vì vậy, thời đó, một gia đình giàu hay nghèo được đo lường dựa vào số bất động sản đứng tên. Thứ chờ đợi họ sau khi từ quan về quê chính là khối gia sản tích lũy được trong suốt thời gian lăn lộn chốn quan trường.