Tuy nhiên, để có thể làm việc trong những công ty, tập đoàn lớn thì bên cạnh trình độ chuyên môn, bạn cũng cần đầu tư cho mình một bản CV xin việc IT ấn tượng, thuyết phục và đủ sức cạnh tranh với các ứng viên khác. 5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Thể hiện kinh nghiệm làm việc theo trình tự từ gần đến xa
Không thể phủ nhận rằng Kinh nghiệm làm việc được đánh giá là phần quan trọng nhất của một mẫu CV, bao gồm cả ngành IT. Việc thể hiện kinh nghiệm làm việc theo trình tự sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và đánh giá vai trò công việc mà bạn đảm nhiệm theo mốc thời gian từ gần đến xa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm quy mô dự án để nhà tuyển dụng có thể hình dung được dự án lớn hay nhỏ, số thành viên tham gia là bao nhiêu và nhiệm vụ của bạn có ảnh hưởng như thế nào.
Bạn không nhất thiết phải liệt kê tất cả những công việc từng làm mà chỉ nên đề cập những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Cung cấp liên kết cho những dự án đã thực hiện
Việc đưa những dự án mà bạn đã từng tham gia, có thành tựu nhất định vào CV xin việc IT cũng là một cách “marketing” bản thân mình. Nhờ điều này, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan về năng lực của bạn, từ đó đánh giá xem bạn có thực sự hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không. Đây cũng sẽ làm điểm cộng đáng ghi nhận và sẽ giúp hồ sơ xin việc của bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.
Mẹo trình bày CV khi có nhiều dự án - tạo Portfolio
Nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, đã nhận rất nhiều dự án lớn nhỏ và muốn thể hiện nó trong CV của mình thì hãy cân nhắc viết thật khéo léo. Bởi trên thực tế bạn không thể viết tất cả hàng chục dự án vào CV kéo dài vài trang. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên thiết kế thêm một bản portfolio tổng hợp tất cả các dự án đã tham gia và gắn liên kết vào trong CV ở mục LinkedIn hoặc tạo thêm một mục “Xem thêm dự án đã tham gia”.
Hiện nay, bạn có thể tận dụng những nguồn như Canva hoặc Microsoft Powerpoint để tự tạo cho mình một bản Portfolio đặc sắc và mang cá tính riêng. Ở các nền tảng này, bạn cũng sẽ dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa thông tin khi có nhu cầu nên nó có tính linh hoạt và ứng dụng khá cao.
Đề cập cụ thể các kỹ năng lập trình
Mục này sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn về khả năng đa nhiệm của của một ứng viên ngành công nghệ thông tin. Số lượng kỹ năng lập trình bạn có thể thực hiện thành thạo sẽ tỷ lệ thuận với cơ hội việc làm hấp dẫn. Bạn có thể liệt kê ra những framework, công nghệ, và tech stacks mà bạn biết sử dụng và áp dụng chúng hỗ trợ cho bạn ở vị trí cũ. Chẳng hạn như về Data Science thì có Python, R, Spark,...; về Programming Technologies thì có SQL, Java, JavaScript, HTML/CSS,...
Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế liệt kê tất tần tật mọi kỹ năng trong phần này bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không có định hướng nghề nghiệp tốt. Thực tế, có thể bạn biết nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng nếu liệt kê tất cả chúng trong CV sẽ dễ gây loãng. Vì thế, bạn chỉ nên đề cập đến những nền tảng, ngôn ngữ lập trình, mô hình,... mà bạn thực sự quen thuộc, thành thạo nhất và có liên quan đến công việc ứng tuyển nhiều nhất.
Cá nhân hóa CV theo nhu cầu nhà tuyển dụng
Cá nhân hóa CV xin việc IT theo nhu cầu nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cơ hội được lựa chọn. Bằng cách điều chỉnh nội dung và cách trình bày để thích hợp với yêu cầu và chỉ liệt kê những thông tin thực sự cần thiết, chắc chắn hồ sơ xin việc của bạn sẽ dễ dàng lọt vào vòng trong.
Chẳng hạn như bạn có kinh nghiệm trong cả mảng phát triển website và phát triển ứng dụng - các ứng dụng trên điện thoại thông minh và yêu cầu của nhà tuyển dụng đang là vị trí iOS Developer thì bạn vẫn nên cân nhắc chọn những kinh nghiệm - kỹ năng lập trình liên quan đến phát triển ứng dụng. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng dễ chú ý đến CV xin việc IT của bạn vì họ cảm thấy phù hợp cũng như tin rằng bạn có thể hoàn thành tốt công việc.
Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, bạn vẫn có thể đề cập đến kinh nghiệm về phát triển website cũng như hoặc kiến thức về SQL Server nếu muốn để tạo ấn tượng thêm.