8 câu hỏi phỏng vấn về thái độ làm việc thường gặp

Khi đi phỏng vấn, ngoài vấn đề chuyên môn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra nhiều câu hỏi về thái độ làm việc của ứng viên. Thông qua đó, họ sẽ phần nào đánh giá được tính cách và quan điểm của ứng viên với công việc, đồng nghiệp.

Dưới đây là top 8 câu hỏi phỏng vấn thái độ thường gặp nhất. Các bạn nên lưu ngay và luyện tập chuẩn bị trước để có buổi phỏng vấn như ý khi tìm việc làm tại Hà Nội mới nhất hay bất cứ nơi nào khác.

Bạn có ngại khi phải thường xuyên tăng ca và đi công tác?

Đây là câu hỏi phổ biến và bất cứ ai cũng có thể gặp khi đi phỏng vấn. Qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ biết được mức độ chịu áp lực của bạn với công việc là thế nào. Bạn có tận tâm với công việc hay không và sẵn sàng đối mặt thách thức không.

di-cong-tac-1687763975.png
 

Tốt nhất, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự sẵn sàng cống hiến của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần hỏi kỹ về tần suất. Hãy đảm bảo việc tăng ca hay đi công tác không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Còn nếu thấy không phù hợp, hãy mạnh mẽ đưa ra quan điểm của mình.

Nếu sếp yêu cầu bạn nói dối, bạn sẽ xử lý thế nào?

Đây là một câu hỏi nhạy cảm. Rất nhiều ứng viên vì không hiểu được dụng ý nhà tuyển dụng nên cũng “té nước theo mưa”, chấp nhận yêu cầu cấp trên. Tuy nhiên, để ghi điểm, bạn đừng ngần ngại trả lời “Không”. Chắc chắn, không một công ty nào muốn tuyển dụng một người không trung thực cả. Khi bạn sẵn sàng từ chối, điều này cũng cho thấy bạn là một người uy tín, đáng tin cậy.

Làm thế nào nếu khách hàng tức giận về thái độ của bạn?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn thái độ thường được hỏi với các công ty dịch vụ. Với những mô hình doanh nghiệp này, thái độ phục vụ luôn là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu.

nguyen-tac-1-kiem-soat-con-tuc-gian-cua-khach-hang-18616-1687763988.jpg
 

Trong câu trả lời, bạn nên sử dụng những từ khóa như xin lỗi, bình tĩnh, thông cảm, lắng nghe, mềm mỏng với khách hàng. Đó chính là những gì cần thiết, chứ không phải là đôi co dù rằng khách hàng đang sai.

Khi bị quá tải công việc, bạn sẽ xử lý thế nào?

Câu hỏi về thái độ làm việc này giúp nhà tuyển dụng biết được bạn kiểm soát cảm xúc và sắp xếp công việc thế nào. Nếu bạn được hỏi câu này, hãy trả lời một cách khôn khéo. Ví dụ như: “Tôi sẽ hít thở thật sâu, rời khỏi phòng làm việc vài phút để thực sự yên tĩnh. Sau đó bắt đầu sắp xếp lại công việc và ưu tiên giải quyết những hạng mục cấp thiết. Tôi cũng có thể trao đổi với cấp trên và đồng nghiệp về vấn đề của mình và nhờ hỗ trợ nếu cần”. 

brandcom-2-1687763962.jpg
 

Bạn đã từng mắc sai lầm nghiêm trọng nào trong công việc?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng quan tâm đến việc bạn đã tháo gỡ rắc rối như thế nào. Nó thể hiện được rất nhiều kỹ năng mềm của bạn. Hãy thành thật và chọn lựa một sự cố gỡ rối thành công của bạn để trả lời.

dansinh2-1687763974.jpg
 

Đánh giá của bạn về các đồng nghiệp cũ?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn thái độ khá khó. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được phần nào sự hòa hợp của bạn với tập thể.

Để trả lời, bạn không nhất thiết phải khen ngợi đồng nghiệp cũ của mình hết lời. Hãy giữ thái độ trung lập, và cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có những mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũ.

Sẽ thế nào nếu bạn bất đồng ý kiến với đồng nghiệp?

Song song với câu hỏi trên, thì đây cũng là một câu hỏi thái độ thường gặp. Với câu hỏi này, điều mà nhà tuyển dụng mong muốn được nhìn thấy chính là bạn sẽ xử lý các vấn đề giao tiếp công sở như thế nào.

bat-dong-1687763962.png
 

Thông qua câu trả lời, họ sẽ biết được bạn có phải là một người khoan dung với đồng nghiệp hay không. Bạn chọn tránh né hay đối mặt trao đổi để giải quyết mâu thuẫn. Câu trả lời tốt nhất là đưa ra một tình huống cụ thể. Sau đó trình bày hướng xử lý của mình. Cách tốt nhất chính là chỉ nên mâu thuẫn trên công việc, và cùng trao đổi để đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

Nếu đồng thời đậu phỏng vấn ở 2 công ty, bạn sẽ chọn chúng tôi?

Đây cũng là một kiểu câu hỏi phỏng vấn thái độ thường gặp. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể nhận định được đâu là yếu tố để bạn chọn công ty để làm việc. Họ sẽ có được cái nhìn tổng thể về tham vọng, mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Thay vì trả lời thằng bạn sẽ chọn ai, bạn nên nêu ra quan điểm của mình về một môi trường làm việc mong muốn. Hãy đề cập những gì bạn muốn để phát triển bản thân. Chắc chắc nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn.

Trên đây là top 8 câu hỏi phỏng vấn thái độ làm việc mà bạn có thể gặp trong những buổi phỏng vấn sắp tới. Hãy luôn tự tin và chuẩn bị tốt cho mọi tình huống. Sự chủ động của bạn sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội trúng tuyển vào công việc mơ ước.