Trong dịp kỷ niệm Ngày Các thành phố Thế giới (31/10/2023), Tổng Giám đốc UNESCO đã ký Quyết định công nhận Đà Lạt và Hội An cùng 53 thành phố khác trên toàn thế giới chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN). Như vậy, sau khi Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực thiết kế vào năm 2019, giờ đây Việt Nam cùng lúc có thêm một Thành phố sáng sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc và một Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian.
“Các thành phố trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO đang đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận văn hóa và tăng cường sức mạnh của sáng tạo trong phát triển đô thị bền vững”, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết t.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc UNESCO là Audrey Azoulay khẳng định rằng: Các thành phố mới được chấp nhận vào Mạng lưới vì những cam kết sẽ đề ra chiến lược phát triển chú trọng vào việc phát huy văn hóa và sự sáng tạo, đồng thời cũng cam kết quá trình quy hoạch phát triển đô thị sẽ lấy con người làm trung tâm.
Với danh sách bổ sung mới lần này, Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO hiện có 350 thành phố ở hơn một trăm quốc gia, tham gia vào bảy lĩnh vực sáng tạo gồm: Thủ công và nghệ thuật dân gian, thiết kế, phim, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông và âm nhạc.
Hơn nữa, các thành phố mới gia nhập đợt này sẽ có cơ hội hợp tác với các thành viên của Mạng lưới để tăng cường khả năng phục hồi trước những mối nguy về biến đổi khí hậu, đô thị hoá và bất bình đẳng ngày càng lớn với tỷ lệ khoảng 68% dân số thế giới sẽ sống ở khu vực thành thị vào năm 2050.
Ngoài ra, Đà Lạt trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc là một tin vui ý nghĩa trong bối cảnh năm 2023, thành phố kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển. Thành phố mong muốn bên cạnh du lịch, tiềm năng của các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là âm nhạc sẽ đóng vai trò cốt lõi để thúc đẩy hội nhập quốc tế, phát triển đô thị bền vững, gắn kết các nhóm xã hội, dân tộc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.