CHUYÊN TRANG HỘI NHẬP - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/
  • VI VI
  • EN EN
  • Hotline: 0904 894 444
CHUYÊN TRANG HỘI NHẬP - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/
  • Toàn cảnh Hội nhập
  • Dòng chảy văn hoá
    • Đời sống
  • Kết nối xanh
  • Đồng hành Việt
    • Thể thao
    • Auto
  • Giáo dục
  • Doanh nghiệp - Thương hiệu
  • Bạn đọc và Toà soạn
    • Video
    • Ảnh
    • Podcasts
    • Infographic
    • eMagazine
  • Cái Lò Nướng – Chạm đến vị ngọt và sự dịu dàng giữa Sài Gòn
  • Long Thành Phát: Khi phong cách trở thành tuyên ngôn sống
  • Kỳ lạ người thầy giáo mặc quân phục
  • Hướng dẫn Order Amazon Nhật dễ dàng cho người Việt
  • Kinh Mẫu Thượng Thiên - bản văn thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
  • TikToker Honami gieo giá trị cộng đồng từ những điều nhỏ bé
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
img

Toàn cảnh Hội nhập

Đền Cả: Những giá trị hiện hữu

  • Nguyễn Danh Hòa
  • 21:13 24/03/2025

Vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp ban sơ, đền Cả (xã Thanh Đồng cũ, nay là thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An) ẩn khuất sau nếp nghĩ, nếp sống của người dân nơi đây. Dấu xưa nền cũ còn, thì đền còn.

z6435035302329-aba579b5ef79d2df165dd332dacff003-1742735309.jpg
Đền Cả (thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An). Ảnh: Nguyễn Diệu

Lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII khai mạc sáng 24/11/2021 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ quan điểm: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất". 

Đền Cả mang trong mình những giá trị với thời đại, song hành với tiến trình lịch sử hình thành tên ấp, tên làng của vùng đất Thanh Chương nói chung, Thanh Đồng cũ, thị tấn Dùng mới nói riêng. Đền linh thiêng không nhờ toà ngang dãy dọc, kiến trúc đền tuy khiêm nhường nhỏ bé, nhưng lớn lao trong tâm niệm người dân quê.

z6435035360354-d1547d9de2b7707cb39c15d4b3446e45-1742735259.jpg
Đền thờ thần Cao Sơn Cao Các, vị nhiên thần trong hệ thống thần núi. Ảnh: Nguyễn Diệu

Đền Cả được xây dựng để thờ thần Cao Sơn Cao Các, là một vị nhiên thần trong trong hệ thống thần núi. Vị thần mà theo quan niệm dân gian luôn phù trợ, che chở cho nhân dân.

Trong sách Thần Bách Lục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có đoạn viết về thần Cao Sơn Cao Các như sau: “Thần là người vùng Bảo Sơn phương Bắc (Trung Quốc); họ Cao, tên Hiển, tự Văn Trường. Thuở nhỏ, ngài có chí lớn, tinh thông kinh sử, nhất là Ngũ kinh. Năm 29 tuổi, ngài trúng kỳ thi Hương, rồi đỗ Tiến sĩ Đệ nhị danh, làm quan đến chức Thừa tướng. Ngài phụng mệnh đem quân đi chinh phạt Đông Di, lập được công lao nên lại được phong Đại Thừa tướng Chưởng Nguyên soái. Năm 78 tuổi, ngài về trí sĩ. Ngài hường thọ 103 tuổi. Sau nhà vua lại ban cho ngài là Cao Sơn Quốc vương tên thụy là Trung Trinh và xuống chiếu cho các nơi trong nước lập đền thờ ngài”.

z6435035364871-4608416c44c08916b4f308a093cd08fd-1742735449.jpg
Đền là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Ảnh: Nguyễn Diệu

Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Dùng Trần Võ Hiệp, tại đền hiện vẫn lưu giữ được hai bức tường và một bức nghi môn được đắp tinh xảo. Ngoài ra còn có một sắc phong thời vua Duy Tân thứ 3 (1909).

Theo lời kể của các bậc cao niên, trước đây đền có đầy đủ thượng điện, hạ điện, tả vu và hữu vu. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, hạ điện của đền được dỡ làm đình làng khoa trung, hiện nay cũng đã hư hỏng hoàn toàn. 

Tả vu và hữu vu rất nhỏ bị mối mọt, sập hoàn toàn và chỉ còn lại thượng điện.

Năm 1978, trong trận lụt lịch sử một số đồ tế khí và sắc phong bị nước cuốn trôi.

Đến năm 1992, cây cổ thụ tại đền bị gãy, đổ đè lên mái làm sập hư hỏng một phần góc của thượng điện.

Năm 1995, tại đền xảy ra hỏa hoạn, một số đồ tế khi bị thiêu rụi, người dân rước thần Cao Sơn Cao Các ra phối thờ tại đền Bà Chúa. 

z6435035364564-59ea0189da1271914467f2299157eb3f-1742735538.jpg
Tại đền hiện vẫn lưu giữ được hai bức tường và một bức nghi môn được đắp tinh xảo. Ảnh: Nguyễn Diệu

Tương truyền, thần Cao Sơn Cao Các rất linh ứng, dân làng mỗi khi bị bệnh tật, mất mùa, thiên tai... thường đến đền cầu giúp đỡ. Vì nhiều lần linh ứng nên thần được phong đến ba chữ “Thượng”. Vị hiệu của thần Cao Sơn Cao Các lưu giữ tại đền và sắc phong có nội dung như sau: “Bản cảnh Cao Sơn Cao Các thành hoàng lịch triều sắc phong mỹ tự liệt tôn Thượng Thượng Thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Ngoài ra, đền Cả còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương.

Năm 1947, đền là nơi cất giữ vũ khí (súng, lựu đạn) thuộc xưởng quân khí Quân khu IV.

Năm 1965 - 1966, nhiều đơn vị quân đội, cơ quan xí nghiệp như Binh trạm 18, Nhà máy Đại tu ô tô B230 của Bộ Giao thông vận tải, một bộ phận nhà máy điện Vinh... đã về sơ tán tại đây.

Thời kỳ 1967 - 1972, đền Cả là nơi cất giữ hàng hóa, vũ khí, súng đạn, quân trang, quân dụng để chi viện cho chiến trường miền Nam.

Nơi đây đã trở thành địa điểm lưu giữ và tuyên truyền về truyền thống cách mạng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Cũng là một trong những địa điểm dạy học trực quan lịch sử sinh động cho học sinh tại địa phương. 

z6401954569826-46f01518a282f4cff02ab632c973d52c-1742735745.jpg
Sắc phong thời vua Duy Tân thứ 3 (1909) cho đền Cả

Cần sớm công nhận đền Cả là di tích

Theo chương III, mục 1, điều 22 Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15, di tích lịch sử phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương trong quá trình dựng nước và giữ nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử; công trình xây dựng, địa điểm gắn với lịch sử phát triển công nghiệp, đô thị, nông thôn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

z6401959248979-28b8508cd56887aa0fad635a37b00690-1742735817.jpg
Năm 2025 chính quyền địa phương và nhân dân đã phục hội lại Lễ tế thần Cao Sơn Cao Các vào ngày 11/02 âm lịch

Trao đổi phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển, ông Hoàng Văn Kiểm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và bảo tồn Di sản Văn hóa Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển thông tin, vùng Thanh Đồng xưa chủ yếu sống ven sômg Lam. Sau này do máy bay đánh phá ác liệt (năm 1965 - 1972) nên mới di dời vào phía trong. Đền cả ở Thanh Đồng cũ (thị trấn Dùng mới) được xây dựng từ sớm, trùng tu vào thời nhà Nguyễn. Đền nằm trong không gian văn hóa mang đậm dấu ấn của người dân Bắc Bộ xưa. Trong làng có đền, có đình và có chùa (chùa Ngưu Tử). 

Đền Cả là công trình văn hóa tín ngưỡng không chỉ riêng của làng Trung Phu Hạ mà là của cả vùng dân cư xung quanh. Việc xây dựng đền là tập hợp của sự sáng tạo, sức mạnh về tri thức, vật chất và tinh thần của các nghệ nhân, thầy địa lý cùng cư dân trong và ngoài vùng.

z6401959182066-4c9b84eaf31cb21a926496495cbd6a7f-1742735897.jpg
Nhân dân đang từng bước nghiên cứu, tìm hiểu và phục hồi các hoạt động tế lễ cổ truyền cũng như phần hội xưa tại di tích

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Dùng Trần Võ Hiệp khẳng định, trước đây, hàng năm tại đền đều diễn ra các hoạt động tế lễ, hội hè mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Đây là dịp để mọi người tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng cùng các trò chơi dân gian. Hiện nay chính quyền địa phương và bà con nhân dân cũng đang từng bước nghiên cứu, tìm hiểu và phục hồi các hoạt động tế lễ cổ truyền cũng như phần hội xưa tại di tích.

Là một ngôi đền rất linh thiêng, dõi theo mọi sự đổi thay của quê hương, gắn kết trong tiềm thức của bao thế hệ người dân Thanh Đồng (nay là thị trấn Dùng), luôn được nhân dân hương khói.

Năm 2025 chính quyền địa phương và nhân dân đã phục hội lại Lễ tế thần Cao Sơn Cao Các vào ngày 11/02 Âm lịch. 

Chính vì những giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học... trong ý niệm của bà con nhân dân trong vùng, một ngày không xa, đền Cả (thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương) sẽ sớm được công nhận là di tích. 

Theo TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN Copy link
Link bài gốc Copy link https://vanhoavaphattrien.vn/den-ca-nhung-gia-tri-hien-huu-a28133.html
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Lễ hội đền Cuông: Trầm tích và văn hóa Toàn cảnh Hội nhập
Lễ hội đền Cuông: Trầm tích và văn hóa

Lễ hội đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) diễn ra từ ngày 11-15/3/2025 (tức 12-16/2 âm lịch).

Khai mạc Hội chợ Cà phê và OCOP 2025: Nơi hội tụ tinh hoa nông sản Việt Toàn cảnh Hội nhập
Khai mạc Hội chợ Cà phê và OCOP 2025: Nơi hội tụ tinh hoa nông sản Việt

Sáng ngày 9/3/2025, tại Trung tâm Văn hóa – Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Ban Tổ chức Lễ hội Cà...

Lễ hội đền Bạch Mã: Hành trình về miền đất thiêng Toàn cảnh Hội nhập
Lễ hội đền Bạch Mã: Hành trình về miền đất thiêng

Lễ hội Đền Bạch Mã năm 2025 được huyện Thanh Chương, Nghệ An tổ chức vào các ngày 8 và...

Xã miền biển Ngọc Bích tổ chức Lễ hội Cầu ngư năm 2025 Toàn cảnh Hội nhập
Xã miền biển Ngọc Bích tổ chức Lễ hội Cầu ngư năm 2025

Ngày 17/2, chính quyền xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An, chủ trì, phối hợp cùng các nghiệp đoàn...

Trào lưu cosplay - chân dung thế hệ qua đam mê hóa thân Toàn cảnh Hội nhập
Trào lưu cosplay - chân dung thế hệ qua đam mê hóa thân

Du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, cosplay đã dần trở thành một phần quan trọng trong đời...

Lòng tự hào dân tộc: Ngọn lửa thắp sáng thế hệ trẻ Việt Nam Toàn cảnh Hội nhập
Lòng tự hào dân tộc: Ngọn lửa thắp sáng thế hệ trẻ Việt Nam

Vừa qua, mạng xã hội sôi động với hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung...

Mới cập nhật
Cái Lò Nướng – Chạm đến vị ngọt và sự dịu dàng giữa Sài Gòn

Cái Lò Nướng – Chạm đến vị ngọt và sự dịu dàng giữa Sài Gòn

Trong lòng thành phố năng động và náo nhiệt như Sài Gòn, đôi khi chúng ta chỉ mong tìm được một góc nhỏ dịu dàng để thả mình thư giãn. Cái Lò Nướng ra đời để trở thành chính nơi chốn ấy – một tiệm bánh nơi bạn không chỉ thưởng thức vị ngọt tinh tế, mà còn được ôm ấp bởi cảm giác an yên, nhẹ nhàng hiếm có giữa phố thị đông đúc.

12:02 16/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Long Thành Phát: Khi phong cách trở thành tuyên ngôn sống

Long Thành Phát: Khi phong cách trở thành tuyên ngôn sống

Trong thế giới nơi mà ngoại hình ngày càng trở thành ngôn ngữ đầu tiên của sự thể hiện, tóc và râu không chỉ là một phần diện mạo – chúng là cá tính, là bản sắc. Với anh Long Thành Phát, từng sợi tóc, từng đường cạo râu đều mang một câu chuyện riêng. Không đơn thuần là thợ cắt tóc, anh là người "đọc vị" con người qua mái tóc và chiếc râu – là nghệ nhân của những chuyển hóa.

13:24 29/05/2025 Bạn đọc và Toà soạn

Kỳ lạ người thầy giáo mặc quân phục

Kỳ lạ người thầy giáo mặc quân phục

Có một người thầy đứng giữa hai thế giới - nơi kỷ luật thép của quân đội giao thoa với sự mềm mại của phấn trắng, bảng đen. Người ta vẫn thường trìu mến gọi anh là “thầy giáo mặc quân phục” - một cách gọi đầy tình cảm, nhưng cũng gợi lên sự tò mò, thậm chí là ngỡ ngàng. Người thầy ấy tên là Phạm Đình Thắng.

16:04 22/05/2025 Bạn đọc và Toà soạn

Hướng dẫn Order Amazon Nhật dễ dàng cho người Việt

Hướng dẫn Order Amazon Nhật dễ dàng cho người Việt

Amazon Nhật Bản là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nổi tiếng với sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng đảm bảo. Với sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu mua sắm xuyên biên giới, người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm đến việc order amazon nhật để tiếp cận các sản phẩm chính hãng, giá tốt từ xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt hàng từ Amazon Nhật và chuyển về Việt Nam một cách thuận tiện. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình, lợi ích và các mẹo khi mua hàng từ Amazon Nhật.

17:23 09/05/2025 Toàn cảnh Hội nhập

Kinh Mẫu Thượng Thiên - bản văn thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Kinh Mẫu Thượng Thiên - bản văn thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Bản kinh này ca ngợi, tôn vinh và kể về sự tích, quyền năng của Mẫu Thượng Thiên, vị đứng đầu trong hệ thống các Thánh Mẫu của Tam phủ: Mẫu Thượng Thiên - Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thoải.

09:00 07/05/2025 Toàn cảnh Hội nhập

TikToker Honami gieo giá trị cộng đồng từ những điều nhỏ bé

TikToker Honami gieo giá trị cộng đồng từ những điều nhỏ bé

Không chỉ nổi bật trên mạng xã hội với những video sáng tạo và cảm xúc, TikToker Hoàng Minh (Honami) còn được biết đến là một người trẻ tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa năng lượng tích cực và lòng nhân ái trong cộng đồng.

22:03 10/04/2025 Bạn đọc và Toà soạn

Lễ hội đình làng Hạ Hiệp: Hành trình gìn giữ bản sắc văn hoá qua bao thế kỷ

Lễ hội đình làng Hạ Hiệp: Hành trình gìn giữ bản sắc văn hoá qua bao thế kỷ

Ngày 12 tháng 3 năm Ất Tỵ (tức 9/4/2025), tại đình làng Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, không khí rộn ràng đã phủ kín từ tờ mờ sáng. Người dân từ khắp nơi nô nức trở về dự hội - một sự kiện thường niên không chỉ để tưởng niệm vị Thành hoàng Hoàng Đạo Thường Sĩ Đại Vương, mà còn để cùng nhau “giữ hồn làng” giữa những chuyển mình của thời đại.

11:22 10/04/2025 Dòng chảy văn hoá

Lễ hội Làng Sen năm 2025 - hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng

Lễ hội Làng Sen năm 2025 - hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức họp báo Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành tượng đài "Bác Hồ về thăm quê", chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

11:21 10/04/2025 Dòng chảy văn hoá

Bắc Giang: Hành trình từ vẻ đẹp hoa vải đến hiệu quả kinh tế

Bắc Giang: Hành trình từ vẻ đẹp hoa vải đến hiệu quả kinh tế

Vùng đất Bắc Giang đang chuyển mình mạnh mẽ, từ những vườn hoa vải rực rỡ đến những giọt mật ong hoa vải ngọt ngào và những mùa vải thiều bội thu. Vẻ đẹp thiên nhiên, nền văn hóa phong phú và những sản phẩm nông sản chất lượng không chỉ thu hút du khách mà còn trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

11:21 10/04/2025 Kết nối xanh

Cồng Chiêng - lưu giữ nét văn hoá đặc sắc của người Mường ở Hoà Bình

Cồng Chiêng - lưu giữ nét văn hoá đặc sắc của người Mường ở Hoà Bình

Cồng chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường. Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mường, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.

15:12 09/04/2025 Dòng chảy văn hoá

BÀI ĐỌC NHIỀU
Kỳ lạ người thầy giáo mặc quân phục
Kỳ lạ người thầy giáo mặc quân phục
Hướng dẫn Order Amazon Nhật dễ dàng cho người Việt
Hướng dẫn Order Amazon Nhật dễ dàng cho người Việt
Long Thành Phát: Khi phong cách trở thành tuyên ngôn sống
Long Thành Phát: Khi phong cách trở thành tuyên ngôn sống
Kinh Mẫu Thượng Thiên - bản văn thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Kinh Mẫu Thượng Thiên - bản văn thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Cái Lò Nướng – Chạm đến vị ngọt và sự dịu dàng giữa Sài Gòn
Cái Lò Nướng – Chạm đến vị ngọt và sự dịu dàng giữa Sài Gòn
  • Bạn đọc và Toà soạn
  • Đồng hành Việt
  • Kết nối xanh
  • Dòng chảy văn hoá
  • Toàn cảnh Hội nhập
CHUYÊN TRANG HỘI NHẬP - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 62/GP-CBC do Bộ TT&TT, cấp ngày 30/07/2021

Chủ tịch Hội đồng Biên tập: TS. Đinh Đức Thiện

Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập: Trần Thị Thu Thảo

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Phó Tổng Biên tập: Lại Đức Hồng

Tổng Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Địa chỉ: 53 Phố Yên Lạc, P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 

Hotline: 0904 894 444

Email: toasoan@vanhoavaphatrien.vn

 

Tiếng Anh |Tiếng Pháp|Tiếng Trung|Tiếng Nga|Tiếng Nhật

 

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO