Theo báo cáo, về trồng trọt, tình hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch đề ra; các địa phương tiếp tục triển khai công tác làm đất, xuống giống các cấy trồng sản xuất vụ Đông xuân năm 2023 -2024. Cụ thể, diện tích gieo trồng đạt 313.051 ha, đạt 75,7% kế hoạch, tăng 4,5% so vói cùng kỳ; trong đó, diện tích cây hàng năm đạt 35.636 ha, bằng 26,5% ké hoạch, tăng 10,7%; còn diện tích cây lâu năm đạt 277.415 ha, bằng 99,5% kể hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ.
Tình hình sâu bệnh hại cây trồng gây thiệt hại diện tích nhỏ; các đối tượng sâu bệnh hại trên cây cà phê, chè như: bệnh xì mủ, bọ xít, thán thu, bệnh xoăn lá, sâu keo... tăng nhẹ so với cùng kỳ. Cụ thể, trên cây sầu riêng: bệnh xì mù gây hại 2.730,7 ha tại Đạ Huoai, Đạ Têh (612,9 ha nhiễm nặng), giảm 647,6 ha so với cùng kỳ; cây cà phê, chè: bọ xít muỗi gây hại nhẹ 2.059,3 ha (tăng 522,8 ha so với cùng kỳ); trên cây điều: bọ xít muỗi gầy hại 3.391,2 ha (tăng 573,1 ha so với cùng kỳ), bệnh thán thư gây hại 3.208,6 ha (tăng 340,4 ha so với cùng kỳ); trên cây cà chua: bệnh xoăn lá virus gây hại 125,9 ha (12,8 ha nhiễm nặng), giảm 32,3 ha so với cùng kỳ; trên cây ngô: sâu keo mùa thu gây hại 26,4 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (01 ha nhiễm nặng), giảm 8,8 ha so với cùng kỳ; trên cây dâu tằm: bệnh tuyến trùng gây hại 575,3 ha tại Đạ Huoai, Đạ Têh, Lâm Hà (99,8 ha nhiễm nặng), giảm 60,5 ha so với cùng kỳ; bệnh sọc thân virus gây hại 13 ha hoa cúc tại Đà Lạt (giảm 17 ha so với cùng kỳ). Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn đã kip thời thực hiện các biện pháp kiểm soát, không để thành dịch gây thiệt hại cho sản xuất.
Về Chăn nuôi, thủy sản trên bàn tỉnh duy trì ổn định và có chiều hướng phát triển, tổng đàn lợn đạt 433.172 con, tăng 4,5%, tổng số gia cầm 5.653 nghìn con, tăng 5,5%, tổng đàn bò 102.450 con, tăng 1,1% so cùng kỳ.
Cùng với đó, công tác quản lý, giao khoán bảo vệ rừng, chăm sóc rừng trồng thục hiện tốt theo kế hoạch; đến nay, tổng diện tích giao khoán quản lý bảo vệ rừng đạt 456.397 ha với 14.401 hộ dân và 48 tập thể nhận khoán; toàn tinh đã trồng được 11,14 triệu cây xanh các loại.
Trong tháng vừa qua, phát hiện 13 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 05 vụ (giảm 28%); diện tích thiệt hại do phá rừng 0,35 ha, giảm 1,38 ha (giảm 80%); lâm sản thiệt hại 39,4 m³, giảm 23,5 m³ (giảm 37%) so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 7 vụ, trong đó, xử lý hành chính 06 vụ, chuyển xử lý hình sự 1 vụ, tịch thu 15,3 m³ gỗ tròn/ gỗ xẻ các loại; thu nộp ngân sách hơn 42 triệu đồng.
Ngoài ra, tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng ổn định, tăng so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 15,9%; trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 67%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thài tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,6% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, một số sản phẩm chủ yếu tăng, như: Phân bón NPK đạt 2,5 nghìn tấn, tăng 207,5%; cao lanh các loại đạt 32,5 nghìn tấn, tăng 182,3%; bia đạt 10 triệu lit, tăng 140,1%; sợi tơ tằm các loại đạt 79,5 tấn, tăng 86,6%; sợi len lông cừu đạt 200 tấn, tăng 71,2%; chè chế biến đạt 822,4 tấn, tăng 55,1%; lụa tơ tằm các loại đạt 212 nghìn m², tăng 27%,…. so với cùng kỳ. Một số sản phẩm giảm, như: Rượu mùi các loại đạt 120,8 nghìn lít, giảm 3,8%; đá vật liệu xây dựng đạt 126,9 nghìn m³, giảm 22,6%; gạch xây các loại đạt 9,7 triệu viên, giảm 39,5%; thuốc viên nén các loại đạt 0,2 triệu viên, giảm 77,8% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn lực đầu tư công, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, xây dựng. Siết chặt kỷ luật, kỳ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Phát triền văn hoá phải đặt ngang hàng với kinh tế, xã hội; chú trọng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh.
Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ hàng hóa; đảm bảo nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, xử lý nghiêm các hoạt đông buôn lậu, gian lận thương mại, xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.