Cụ thể, danh sách các cá nhân đạt giải thưởng Lê Văn Lành (Trường Đại học Đà Lạt) đạt giải Nhất; Klong Lê Na (Trường PTDTNT THPT tỉnh Lâm Đồng) đạt giải Nhì; Ngụy Tuyết Nhi (Trường THPT Trần Phú) đạt giải Ba; Cao Thụy Xuân Mai (Trường Đại học Đà Lạt), Lê Vũ Khánh Vy (Trường chuyên Thăng Long) và Nguyễn Nhật Vy (Trường Đại học Yersin Đà Lạt) cùng đạt giải khuyến khích.
Cuộc thi được phát động từ ngày 05/9/2023 và kết thúc vào ngày 30/9/2023, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống website của Sở, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng; các văn bản chỉ đạo triển khai trong hệ thống ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Đà Lạt, trường Đại học Yersin; trường Cao đẳng Đà Lạt, ...
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các thế hệ trẻ về Điện ảnh nước nhà; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp Điện ảnh cách mạng, củng cố lòng tin của đoàn viên thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.Thông qua kết quả Cuộc thi thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể đối với công tác điện ảnh trên địa bàn tỉnh.
Hơn nữa, cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam” là hoạt động thiết thực giúp cho học sinh, sinh viên thành phố Đà Lạt thêm hiểu biết về lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam: “Kể từ dấu mốc lịch sử – ngày 15.3.1953 ấy, ngành Điện ảnh Việt Nam sinh ra từ Cách mạng, phụng sự lý tưởng của Đảng và gắn bó mật thiết với Nhân dân đã không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng và nền văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời xác lập nên vị thế của một nền điện ảnh tiến bộ, nhân văn trên thế giới, đi đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và vì lẽ sống cao đẹp của con người”; “Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, trong đó có điện ảnh.
Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng Điện ảnh Việt Nam theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập, mang đậm bản sắc dân tộc, phục vụ tốt nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, để góp phần tiếp tục phát triển sự nghiệp điện ảnh trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên tinh thần quán triệt đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng.” Điện ảnh Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cùng với sự nghiệp cách mạng và có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học nghệ thuật nước nhà; từng bước xác lập được vị thế trong đời sống văn học - nghệ thuật đất nước và tạo nên vị thế của Điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế về một nền điện ảnh tiên tiến, nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc.