[Mới] Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô và những lưu ý mà mọi tài xế cần phải biết

Đăng kiểm ô tô là một thủ tục bắt buộc đối với những ai sử dụng ô tô lưu thông trên đường. Và chắc hẳn sẽ có câu hỏi như: Đi đăng kiểm ô tô cần mang những giấy tờ gì? Chi phí đăng kiểm có tốn không? Bài viết này sẽ giải đáp mọi câu hỏi trên và cung cấp thêm một số lưu ý quan trọng giúp bạn đăng kiểm thuận lợi!

Mục lục

1. Hồ sơ đăng kiểm gồm những gì?

Theo Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, khi đến thời hạn đăng kiểm ô tô, chủ phương tiện cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • CCCD chủ xe photo 3 bản (Mang theo bản gốc)
  • Hộ khẩu chủ xe photo 3 bản (Mang theo bản gốc)
  • Cà số khung, số máy, tờ khai thuế trước bạ (theo mẫu quy định)
  • Tờ khai công an về đăng ký xe, gồm 2 bản chính theo mẫu quy định
  • Giấy tờ xe bản gốc, bao gồm hóa đơn VAT, giấy xuất cưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường)
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bản gốc)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên, chủ phương tiện mang xe ra trung tâm đăng kiểm, đồng thời xuất trình các giấy tờ sau:

Trường hợp ô tô được kiểm định lần đầu

  • Giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp Giấy đăng ký.
  • Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
  • Bản sao Phiếu kiểm định chất lượng xuất xưởng của xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý).
  • Ngoài ra, chủ phương tiện cần cung cấp thông tin tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe thuộc diện được trang bị camera hành trình và thực hiện kê khai các hoạt động kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu. 
Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô

Trường hợp ô tô được gia hạn

  • Giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp Giấy đăng ký.
  • Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
  • Ngoài ra, chủ xe cần bổ sung các thông tin sau: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý giám sát hành trình, camera đối với xe thuộc diện được trang bị camera hành trình và thực hiện kê khai các hoạt động kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu.

2. Quy trình đi đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2023

Bước 1: Nộp hồ sơ, bao gồm các giấy tờ cần thiết và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Đối với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.

Bước 2: Kiểm tra xe. Khâu kiểm tra xe là khâu sẽ mất nhiều thời gian nhất nếu xe của bạn không đạt tiêu chuẩn kiểm định, có thể do chủ xe chưa nộp phạt nguội, lắp thêm ghế ngồi,... và nhiều nguyên nhân khác mà bạn có thể đọc thêm ở Các lỗi khiến ô tô bị từ chối đăng kiểm mà chủ xe cần biết để tránh tiền mất tật mang!

Trong trường hợp trên, đăng kiểm viên sẽ yêu cầu chủ xe mang đi sửa hoặc hoàn thiện hồ sơ rồi quay lại làm thủ tục.

Vì vậy, để tránh mất thời gian, chủ xe cần mang xe đi bảo dưỡng trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề khác phát sinh, thời gian khám xe chỉ từ 10 - 15 phút.

Việc kiểm định và đánh giá tình trạng của xe bao gồm 5 giai đoạn, được quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT:

  • Kiểm tra phần thân, tổng quát;
  • Kiểm tra phần trên xe;
  • Kiểm tra độ ăn của phanh, trượt bánh;
  • Kiểm tra môi trường;
  • Kiểm tra phần dưới xe.
Quy trình đăng kiểm xe ô tô

Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ. Sau khi xe đáp ứng các tiêu chuẩn đăng kiểm, đăng kiểm viên sẽ đọc biển số xe theo thứ tự để mang xe đi đóng phí bảo trì đường bộ.

Phí bảo trì đường bộ, hay còn gọi là phí đường bộ là loại phí mà chủ xe lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. 

Sau khi đã nộp đủ các loại phí, chủ xe sẽ được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe, trên tem ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn.

Dưới đây là mức phí sử dụng đường bộ, theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC:

STT Loại phương tiện Mức thu (nghìn đồng)
1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 30 tháng
1 Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký bằng tên cá nhân 130 390 780 1.560 2.280 3.000 3.660
2 Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký bằng tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng dưới 4.000 kg; các loại xe buýt công cộng (xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh gắn động cơ 180 540 1.080 2.160 3.150 4.150 5.070
3 Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg 270 810 1.620 3.240 4.730 6.220 7.600
4 Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170 2.340 4.680 6.380 8.990 10.970
5 Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng xe cộng với khối lượng kéo theo cho phép đến dưới 19.000 kg 590 1.770 3.540 7.080 10.340 13.1590 16.600
6 Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng xe cộng khối lượng kéo theo cho phép từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg 720 2.160 4.320 8.640 12.610 16.590 20.260
7 Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng xe cộng với khối lượng kéo theo cho phép từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg 1.040 3.120 6.240 12.480 18.220 23.960 29.270
8 Xe ô tô đầu kéo có khối lượng xe cộng với khối lượng kéo theo cho phép từ 40.000 kg trở lên 1.430 4.290 8.580 17.160 25.050 32.950 40.240

Trong đó, 

  • Mức thu của 1 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24, tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 1 tháng trong bảng trên.
  • Mức thu của 1 tháng năm thứ 3 (từ tháng 25 đến tháng 30, tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng trong bảng nêu trên.

Lưu ý: Dù xe có lưu thông trên đường hay không, đi nhiều hay ít, chủ xe vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ. Nếu không nộp mặc dù chưa bị phạt ngay nhưng khi đi đăng kiểm, trung tâm đăng kiểm sẽ cộng dồn khoảng thời gian mà chủ xe chưa nộp vào và thu lại toàn bộ sau đó.

Bước 4: Trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán tem đăng kiểm mới. 

Giả giấy chứng nhận và dán tem kiểm định lên xe

3. Phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2023

Chi phí đăng kiểm ô tô hiện nay vẫn áp dụng theo Thông tư 238/2016/TT-BTC, cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. 

Đặc biệt, các chủ xe cần lưu ý phí đăng kiểm xe ô tô cũ và ô tô mới đều như nhau, không phân biệt mới cũ mà dựa trên loại phương tiện. Cụ thể:

STT Loại xe cơ giới Phí dịch vụ kiểm định (đồng/xe) Phí cấp giấy đăng kiểm (đồng/xe) Tổng
1

Xe ô tô tải có trọng lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, và các loại xe ô tô chuyên dùng.

560.000 40.000 600.000
2 Xe ô tô tải có trọng lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn đến 7 tấn. 350.000 40.000 390.000
3 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn 320.000 40.000 360.000
4 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn. 280.000 40.000 320.000
5 Máy kéo, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự. 180.000 40.000 220.000
6 Rơ móoc, sơ mi rơ móoc 180.000 40.000 220.000
7 Xe khách trên 40 chỗ (gồm cả tài xế), xe buýt 350.000 40.000 390.000
8 Xe khách từ 25 - 40 chỗ (gồm cả tài xế) 320.000 40.000 360.000
9 Xe khách từ 10-24 chỗ (gồm cả tài xế) 280.000 40.000 320.000
10 Xe ô tô dưới 10 chỗ/ Xe cứu thương 240.000 90.000 330.000
11 Xe 3 bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 100.000 40.000 140.000

4. Những việc nên làm trước khi đi đăng kiểm ô tô để tránh mất thời gian

  • Lau sạch số máy và số khung, tránh tình trạng số bị mờ.
  • Lau sạch biển số cả trước và sau để giúp nhân viên thuận tiện kiểm tra.
  • Kiểm tra cả nội - ngoại thất xem có bộ phận nào cần thay hoặc sửa không.
  • Kiểm tra phần gạt nước và phun nước xem có dấu hiệu bất thường không.
  • Mở cabin số máy, số khung và kiểm tra các số có bị mờ không.
  • Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và làm mức áp suất lốp phù hợp, kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không bị lệch. Kiểm tra đèn xe cũng vô cùng cần thiết.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục đăng kiểm cũng như hồ sơ đăng kiểm đầy đủ, chính xác nhất mà chủ xe cần lưu ý. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm: