Nhà tuyển dụng không phản hồi email xin việc: 3 điều nên làm

Trên thực tế có khá nhiều lý do khiến nhà tuyển dụng không trả lời bất cứ điều gì cho email xin việc của bạn. Không ít người cho rằng điều này còn làm họ cảm thấy hoang mang hơn là việc nhận lời từ chối. Lý do là vì họ không biết mình đang rơi vào tình huống nào hoặc cần làm gì.

Nếu đây là điều bạn đang gặp thì cần làm 3 việc sau khi tham gia tuyển dụng ở Quảng Bình, Bắc Ninh hay Hà Nội,…

Tìm hiểu nguyên nhân nhà tuyển dụng lại không phản hồi email để điều chỉnh

Đây là một trong top 3 những điều cần làm ngay lúc này để bạn có thể cân nhắc kế hoạch xin việc làm của mình.

Có thể bạn không được trả lời là do nhà tuyển dụng vẫn đang thu thập phản hồi từ người phỏng vấn, họ đang bận việc khác hoặc chưa có quyết định cuối cùng. Bạn cũng có thể tận dụng các mối quan hệ bất kỳ tại công ty (nếu có) để xem họ có thông tin nào về công việc hay không, hiện vị trí này có đủ người hay chưa, quá trình tuyển dụng bị chậm hơn dự kiến vì nguyên nhân nào đó không,...

Ngoài ra, khi ứng tuyển vị trí nào đó, bạn phải thường xuyên theo dõi tin tuyển dụng của công ty trên website, fanpage hoặc các phương tiện truyền thông khác để tránh trường hợp đã hết hạn ứng tuyển hoặc đã tuyển được nhân viên phù hợp. Thông tin này có thể giúp bạn xác định liệu email xin việc của bạn gặp vấn đề ở đâu, và bạn có thể lựa chọn việc tiếp tục đợi phản hồi hay nộp đơn nơi khác.

anh-1-1-1676268401.jpg
 

Gửi email lại cho nhà tuyển dụng hoặc trưởng bộ phận

Bạn có thể thử liên lạc với nhà tuyển dụng bằng cách gửi lại email xin việc để hỏi thăm về tình hình xin việc của mình như thế nào, có khả quan hay không. Nội dung email nên ngắn gọn, rõ ràng, lịch sự chỉ với một hoặc hai đoạn văn nhưng thể hiện được đầy đủ ý bạn muốn đề cập. Cụ thể ở đây là muốn biết thêm về tình trạng ứng tuyển cũng như cơ hội đi tiếp vào vòng trong của bạn. Nếu trước đó bạn đã trao đổi qua email, hãy trả lời tiếp tục vào mail trước đó thay vì bắt đầu một chuỗi email mới, để người phỏng vấn có thể dễ dàng theo dõi. Đồng thời, bạn nên dành thời gian đọc lại email để tránh mắc các lỗi sai và thể hiện tính chuyên nghiệp. Lưu ý nên gửi mail theo khung giờ hành chính để đảm bảo nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy mà không bị bỏ lỡ.

Bạn có thể gửi lại email yêu cầu phản hồi nhiều nhất là 2 lần/tuần. Việc bạn gửi email lại như một cách nhắc nhở nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự quan tâm đến việc ứng tuyển. Dĩ nhiên nếu nhà tuyển dụng đọc email của bạn và thấy bạn phù hợp, chắc chắn họ sẽ trả lời. Còn trong trường hợp họ cảm thấy bạn không phù hợp với vị trí ứng tuyển thì thì họ cũng sẽ phản hồi lại để bạn có thể cân nhắc. Tuy vậy, nếu sau bao nỗ lực vẫn bị không nhận được bất cứ hồi âm nào thì tốt nhất bạn nên từ bỏ, tránh lãng phí thời gian.

Quan trọng nhất, bạn hãy nhớ rằng phải chủ động và luôn tôn trọng nhà tuyển dụng.
Nhiều người rất dễ trở nên thất vọng khi không nhận được phản hồi sau khi nộp hồ sơ xin việc, tuy vậy nhưng hãy tự nhắc nhở việc cần kiểm soát cảm xúc của mình. Tránh gửi email giận dữ hoặc để lại bình luận xúc phạm trên trang xã hội của công ty hoặc các hành vi tương tự. Thay vào đó, hãy xem đây như là một trải nghiệm đáng nhớ trong quá trình tìm kiếm việc.

Tiếp tục gửi email tìm việc mới

Thực tế thì nếu bạn thực sự yêu thích công việc mà mình ứng tuyển nhưng chưa nhận được email trả lời của nhà tuyển dụng thì có thể kiên trì và tiếp tục kiên nhẫn chờ họ. Song, bạn cũng có cách giải quyết vấn đề theo hướng chủ động hơn. Chẳng hạn như tiếp tục tìm việc cho đến khi nhận được lời mời phỏng vấn hoặc làm việc chính thức nếu tình thế không mấy khả quan. Bạn hoàn toàn có thể khám phá nhiều cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời hơn trong khi chờ đợi phản hồi từ một đơn vị tuyển dụng nào đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nộp rất nhiều CV ở khắp nơi nhưng vẫn không hề nhận được bất cứ email phản hồi nào thì chắc hẳn bạn phải dành thời gian để suy nghĩ về CV của bản thân mình và tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết. Có thể là do hồ sơ xin việc của bạn không thuyết phục được nhà tuyển dụng, hoặc cũng có thể là kinh nghiệm và kỹ năng đề cập trong CV chưa thực sự tương quan với công việc bạn mong muốn. Do đó, bạn cần đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng cũng như bản mô tả công việc để biết mình cần đưa thông tin nào khi tạo CV xin việc để thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Mong rằng bài viết về 3 điều nên làm khi nhà tuyển dụng không phản hồi email xin việc trên đây đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm, từ đó biết cách điều chỉnh và đạt được thành công trong quá trình tìm việc.