Ăn cơm cùng người khác đừng làm 4 điều 'ngớ ngẩn' này để thêm bạn, bớt thù

Những quy tắc trên mâm cơm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn trở thành người khôn khéo, lịch sự trong mắt người khác.

Trong xã hội loài người, “tình cảm và sự tinh tế của con người” là một chủ đề đặc biệt phức tạp. Trong khi chúng ta ăn cùng người khác, thứ chúng ta ăn không phải cơm mà là "sự tinh tế của thế gian".

Những gì bạn nói, những gì bạn làm khi gọi món, những gì nên làm sau bữa ăn đều rất đặc biệt. Khi ăn cơm cùng người khác, đừng làm những điều ngu ngốc này, nếu không bạn sẽ xúc phạm họ.

1. Khi đi ăn cùng người thân, tránh nói đến thu nhập, tiền bạc, vật chất

Mối quan hệ giữa người với người tương đối phức tạp. Kể cả hai người là họ hàng nhưng chưa chắc đã có quan hệ tốt. Vì vậy, người thân thực chất là những người lạ quen thuộc trong cuộc đời chúng ta.

Chúng ta quen thuộc với họ vì chung một dòng máu. Chúng ta là người xa lạ với họ vì cả 2 ít liên liên lạc, cả 2 đều có vòng tròn kết nối riêng.

quy-tac-khi-an-com-1-1693390937.jpg
Tuyệt đối không đem chuyện tiền bạc, vật chất vào mâm cơm khi ăn cùng họ hàng, người thân, tránh khơi dậy sự ghen tị trong lòng họ. Ảnh minh họa: Internet

Khi dùng bữa với những người xa lạ quen thuộc này, chúng ta có thể nói những chuyện thường ngày, những câu sáo rỗng, câu chuyện tầm phào. Tuyệt đối không đề cập đến thu nhập, tiền bạc và những thứ vật chất của mình.

Nếu thu nhập của bạn cao hơn thì người thân kia sẽ ngay lập tức đổi sắc mặt, trở nên ghen tị với bạn. Bản chất con người là vậy. Nếu bạn sống tốt, người khác sẽ ghét bạn. Nếu bạn có cuộc sống tồi tệ, người ta sẽ cười nhạo. Vì vậy, dù bạn sống tốt hay không thì vẫn bị ghét bỏ.

2. Khi ăn cùng bạn học hoặc đồng nghiệp, đừng bao giờ gọi món trước

Khi ăn cùng gia đình, chúng ta biết sở thích của mọi người và sẽ gọi đúng món họ thích. Kể cả không đúng ý thì họ cũng sẽ tha thứ cho chúng ta.

Khi đi ăn với người ngoài thì tình huống lại khác. Chúng ta không biết đối phương thích ăn gì, kiêng món gì, vì vậy không nên gọi món trước.

quy-tac-khi-an-com-2-1693390937.jpg
Đi ăn cùng đồng nghiệp, bạn học thì đừng gọi món trước. Nhường nhịn người khác chính là giữ thể diện cho chính mình. Ảnh minh họa: Internet

Quy luật bất thành văn của xã hội là nếu bạn cho người khác thể diện, nhường bước cho họ thì họ cũng cho bạn thể diện và nhường bạn. 

Khi gọi đồ ăn, nếu người khác biết được sự chân thành và nhiệt tình của bạn, chắc chắn họ sẽ không thể phàn nàn. Đặc biệt, đi ăn với bạn học hoặc đồng nghiệp, bạn tôn trọng họ thì họ cũng sẽ không làm bạn xấu hổ. Để người khác gọi món trước không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là sự khiêm tốn. 

3. Khi đi ăn cùng bạn thân đừng né trả tiền

Việc để người khác cảm thấy họ được hưởng lợi và cảm nhận được sự hào phóng của bạn chính là đạo làm người. Sự "hào phóng" này không phải mù quáng. Chúng ta cần rộng lượng với bạn bè thân thiết hoặc người nhà, chứ không phải với những kẻ hung ác, tham lam.

Ăn cùng bạn bè thân là một trải nghiệm vui vẻ. Đến lúc phải trả tiền thì đừng né tránh. 

quy-tac-khi-an-com-3-1693390937.jpg
Đi ăn với bạn thân đừng bao giờ tránh né trả tiền. Nó không những thể hiện sự hào phóng của bạn, mà còn chứng tỏ bạn coi trọng mối quan hệ này. Ảnh minh họa: Internet

4. Khi ăn với người ngoài, đừng bao giờ vạch khuyết điểm của người khác

Người xưa dạy rằng "Nói nhiều quá hóa dại". Nói quá nhiều giữa đám đông tưởng chừng là điều tốt nhưng thực chất lại có hại. Đôi khi, thà im lặng còn hơn nói những điều vô nghĩa.

Điều vô nghĩa ở đây là gì? Nếu bạn phơi bày khuyết điểm của người khác ở nơi công cộng, trêu chọc họ thì dù họ có mỉm cười cũng sẽ oán hận, ghét bạn trong lòng.

Khi dùng bữa với người ngoài, bạn có thể khen ngợi người khác, tuyệt đối đừng vạch trần khuyết điểm của họ. Không chỉ trích trực tiếp khuyết điểm của người khác chính là nguyên tắc cơ bản về ứng xử trong xã hội.

* Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo