Bật mí cách hoàng đế xưa ngăn phi tần 'vượt rào' với thị vệ

Những thị vệ mạnh mẽ và đầy nam tính là nỗi lo thường trực của các hoàng đế. Vậy những vị vua thời xưa làm thế nào để ngăn phi tần của họ ngoại tình với thị vệ?

Vào thời cổ đại, thị vệ sống trong cung để bảo vệ hoàng đế và các phi tần. Tuy nhiên, họ không phải thái giám, lại còn trẻ khỏe, làm sao để ngăn thị vệ ngoại tình với nữ nhân của hoàng đế?

Các hoàng đế thời cổ đại đã yêu cầu những cung nữ trở thành tai mắt giữ vợ cho mình. Mỗi khi các phi tần đi ngủ, buổi tối luôn có thị nữ túc trực. Bên ngoài tẩm điện của họ cũng có vài thị nữ đứng canh phòng. Họ sẽ phải đứng ở đó cả đêm, đề phòng có kẻ khả nghi đột nhập vào tẩm điện của vợ vua.

hoang-de-ngan-thi-ve-va-phi-tan-vuot-rao-1-1692776666.jpg
Các hoàng đế thời xưa có tam cung lục viện, phi tần nào cũng là mỹ nhân nên họ nghĩ ra trăm phương nghìn cách để "quản vợ". Ảnh minh họa: Cảnh trong phim Hậu cung Chân Hoàn truyện

Hơn nữa, để trở thành thị vệ trong cung thì gia cảnh của họ không tệ. Rất nhiều người đều đã cưới thê thiếp đề huề. Trong cung tuy nhiều mỹ nhân nhưng người tỉnh táo sẽ biết không nên làm gì. Mỗi bước đi của họ đều phải nghĩ đến tương lai của chính mình, sự an toàn của bản thân và gia quyến. Vì vậy, các thị vệ không dám nảy sinh ý định đụng đến nữ nhân của hoàng đế. Một khi chuyện đó bị phát hiện thì bản thân người thị vệ và gia đình anh ta đều bị hủy hoại.

Ngoài ra, vào thời nhà Thanh, phạm vi hoạt động của thị vệ bị hạn chế nghiêm ngặt. Về cơ bản, ngoài cửa Càn Thanh và Lục Cung, họ ít có cơ hội xuất hiện tại nơi các phi tần ở. Với võ công tinh thông, khí chất mạnh mẽ, nam tính, hoàng đế không thể không đề phòng họ.

hoang-de-ngan-thi-ve-va-phi-tan-vuot-rao-2-1692776665.jpg
Thị vệ là những trai tráng có sức vóc, lại hoàn toàn nguyên vẹn nên nếu được tiếp xúc với phi tần thì dễ nảy sinh tình cảm. Do đó, hoàng đế xưa phải có cách ngăn 2 đối tượng này đi quá giới hạn. Ảnh minh họa: Cảnh trong phim Hậu cung Như Ý truyện

Ngoài thị vệ, thái giám chính là những nam giới duy nhất xuất hiện trong hậu cung xưa. Để ngăn các phi tần "vượt rào", các hoàng đế đã nghĩ ra muôn phương ngàn cách "vô hiệu hóa" khả năng đàn ông của đối tượng này.

Theo sử sách ghi lại, chế độ thái giám có từ thời Tây Chu, tức là từ thế kỷ 11 trước Công nguyên. Khi ấy, người ta đã cắt bỏ bộ phận sinh dục của đàn ông để tạo ra một giới tính không phải nam, chẳng phải nữ và gọi họ là thái giám hay hoạn quan.

Việc tịnh thân cho các thái giám trước khi đưa vào cung hầu hạ phi tần là cách mà hoàng đế ngăn "các thế lực bên ngoài" quấy nhiễu hậu cung của mình. Đồng thời, đây cũng là cách để ngăn không cho phi tần "cắm sừng" hoàng đế.

hoang-de-ngan-thi-ve-va-phi-tan-vuot-rao-3-1692776666.jpg
Việc một thị vệ tư thông với phi tần là rất hiếm bởi hoàng đế cài cắm tai mắt ở khắp nơi. Hơn nữa, thị vệ biết hậu quả khủng khiếp khi đụng đến nữ nhân của hoàng đế. Ảnh minh họa: Cảnh thị vệ Lăng Vân Triệt cứu Kế hoàng hậu trong Hậu cung Như Ý truyện

Tưởng như bị "tước vũ khí" thì các thái giám sẽ không thể làm loạn hậu cung. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận những trường hợp thái giám làm ô uế hậu cung rất nổi tiếng. Vào thời Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, một thái giám tên Lưu Phác đã sử dụng dương vật giả để "ân ái" với một cung nữ. 

Vào thời Bắc Ngụy, Phùng Hoàng hậu, vợ Hiếu Văn Đế đã thông dâm với một thái giám tên Cao Bồ Tát. Chính những bài học lịch sử này khiến các hoàng đế nhà Thanh sau này giảm số lượng thái giám trong cung xuống.

hoang-de-ngan-thi-ve-va-phi-tan-vuot-rao-4-1692776665.jpg
Nhân vật Càn Long trong Hậu Cung Như Ý truyện là kẻ đa nghi, luôn nghi ngờ mối quan hệ của thị vệ Lăng Vân Triệt với Kế hậu của mình. Ảnh minh họa: InternetCác 

Dẫu vậy, đến khi nhà Thanh suy tàn, tức là thời điểm Từ Hi Thái hậu lên nhiếp chính, một số thái giám đã làm mưa làm gió trong triều. An Đức Hải, Lý Liên Anh, Tiểu Đức Trương được Từ Hi sủng ái, đã can dự triều chính. Thậm chí, còn có tin đồn những thái giám này có quan hệ bất chính với Từ Hi và tiếp tay cho lối sống sa đọa của bà.