Hàm Phong đế đoản mệnh vì 3 thói quen xấu, nhiều người hiện đại mắc phải

Là một trong những vị vua đoản mệnh nhất triều Thanh, đằng sau cái chết của Hàm Phong đế là 3 thói quen cực xấu.

Là ông chủ hưởng mọi vinh hoa phú quý trên thiên hạ, hoàng đế trong xã hội phong kiến có thể coi là phiên bản đời thực của "thiên tử". Gần như tất cả bảo vật quý hiếm và thuốc chữa bách bệnh khắp thiên hạ đều có thể được đưa vào túi của hoàng đế.

Vì vậy, theo lý thì hoàng đế sẽ là người sống lâu nhất trong toàn xã hội. Nhưng nhìn lại các triều đại phong kiến hơn 2.000 năm của Trung Quốc, hầu hết các vị hoàng đế đều có tuổi thọ ngắn ngủi, thậm chí có người còn chưa tới tuổi trung niên đã qua đời.

Vào thời nhà Thanh, triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, ngoại trừ Khang Hy sống đến 68 tuổi và Càn Long sống đến 89 tuổi, phần lớn các vua đều chết trẻ. Trong số đó, Hàm Phong đế thậm chí còn không thể sống đến mốc tuổi 40. Ông trở thành vị vua đoản mệnh khi qua đời ở tuổi 31.

Tất cả những điều này khiến hậu thế phải tò mò. Ông ấy được hưởng mọi của ngon vật lạ, những thứ tốt nhất trên đời nhưng tại sao lại đoản mệnh như vậy? Trên thực tế, kết cục của Hàm Phong đế đã được dự đoán trước. Có người còn cho rằng ông có thể sống được đến 31 tuổi đã là rất thọ.

Chào đời đã là đứa trẻ yếu ớt

Nếu xem các bộ phim cung đấu về thời nhà Thanh bạn sẽ quen với cảnh những phi tần tranh nhau ân sủng, xem ai là người mang long thai, sinh quý tử trước. Họ tìm đủ mọi cách để trở thành phượng hoàng, leo lên ngôi Hậu.

Để giành được ưu thế trong "trận chiến thừa kế", Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu đã không ngần ngại dùng thuốc kích thích chuyển dạ, buộc Hàm Phong chưa đủ tháng đủ ngày đã phải chào đời. Hàm Phong thực ra là một đứa trẻ sinh non, nguyên nhân do ma túy gây ra.

Thời hiện đại, trẻ sinh non phải nằm trong lồng ấp một thời gian để tiếp tục phát triển hoàn thiện. Nhưng với điều kiện y tế thời cổ đại, nhiều đứa bé không thể sống đến khi trưởng thành. Hàm Phong dù được chăm sóc tận tình với những công nghệ tân tiến nhất thì vẫn bị suy nhược và bệnh tật đeo bám.

nguyen-nhan-ham-phong-de-chet-1-1692851959.jpg
Chân dung Hàm Phong đế cho thấy ông là người gầy gò, hốc hác và yếu đuối. Ảnh: Internet

Trên thực tế, có thể thấy rõ điều này từ bức chân dung của Hàm Phong. Ông có dáng người gầy gò, gương mặt hốc hác, trông yếu đuối. Dẫu vậy, nếu biết bảo dưỡng cơ thể tốt thì cơ bản, ông ấy vẫn có thể sống đến 50-60 tuổi. Vậy kẻ "đứng sau hậu trường" lấy đi mạng sống của Hàm Phong thực chất là gì?

3 thói quen xấu rút cạn sinh lực

Lớn lên trong một môi trường tốt, Hàm Phong chắc chắn hình thành một số thói quen xấu. Trong đó, có 3 thói quen xấu đã ăn mòn cơ thể ông.

Đầu tiên phải kể đến thói quen uống rượu. Có lẽ vì công việc triều chính bận rộn và áp lực quá lớn mà thói quen uống rượu gần như đã theo Hàm Phong suốt cuộc đời. Ai cũng biết tác hại của rượu với cơ thể là không thể khắc phục được. Ngay cả đối với những người đàn ông khỏe mạnh, việc uống rượu suốt ngày sẽ gây ra những nguy cơ rất lớn cho sức khỏe.

Nhưng Hàm Phong vốn yếu đuối lại không quan tâm đến điều đó. Ông không chỉ uống thuốc bảo vệ sức khỏe mà còn uống rượu để xoa dịu tâm hồn, để giải trí.

nguyen-nhan-ham-phong-de-chet-2-1692851959.jpg
Chán nản với thời cuộc, Hàm Phong vùi mình trong rượu. Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ nghiện rượu, Hàm Phong đế còn là kẻ đam mê sắc dục. Theo những đoạn ghi chép trong một số sử sách không chính thức, Hàm Phong có thể lật qua hơn chục thẻ bài một đêm. Dù có chạy trốn, ông vẫn không quên những phi tần trong hậu cung của mình. Điều này đủ thấy ông bị ám ảnh về sắc giới tới mức nào.

Tuy rằng các hoàng đế có 3.000 mỹ nhân trong hậu cung là chuyện bình thường nhưng hiếm ai bị nữ sắc mê hoặc như Hàm Phong. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân ăn mòn cơ thể vốn không khỏe mạnh của ông.

nguyen-nhan-ham-phong-de-chet-3-1692851959.jpg
Dù sức khỏe yếu nhưng ông lại đam mê sắc dục. Ảnh minh họa: Internet

Cuối cùng, hút thuốc phiện chính là nguồn gốc khiến Hàm Phong mất mạng. Vào cuối thời nhà Thanh, để kiểm soát thị trường Trung Quốc, các cường quốc phương Tây đã gửi một lượng lớn thuốc phiện sang đây. Người khỏe mạnh nghiện "nàng tiên nâu" còn bị bào mòn huống chi kẻ sẵn bệnh như Hàm Phong.

Ban đầu, đối mặt với áp lực liên tục từ nước ngoài và sự suy thoái trong nước, Hàm Phong thường xuyên mất ngủ. Nghe tin hoàng đế gặp rắc rối lớn như vậy, những người xung quanh điên cuồng tìm kiếm "bài thuốc thần kỳ" và một trong số này là thuốc phiện.

Những người này bắt đầu đề nghị nhà vua sử dụng "nàng tiên nâu" để giải quyết vấn đề. Không thể cưỡng lại được cám dỗ, Hàm Phong bắt đầu hút thuốc cả ngày. Nhưng Hàm Phong không biết rằng một khi đã dính vào "con ma" này thì rất khó bỏ. Thể chất của ông sa sút nhanh chóng dưới sự ăn mòn của thuốc phiện.

nguyen-nhan-ham-phong-de-chet-4-1692851959.jpg
Điểm mấu chốt, vị vua này còn sa đà vào "nàng tiên nâu". Ảnh minh họa: Internet

Thể trạng sinh non lái suốt ngày suốt ngày rượu chè, gái gú, thuốc phiện đã khiến Hàm Phong đế tụt dốc không phanh. Cuối cùng, cơ thể ông không thể chống đỡ và sụp đổ hoàn toàn ở tuổi 31.

Sau khi Hàm Phong qua đời, nhà Thanh cũng lao dốc. Từ Hi chính là người góp phần đặt dấu chấm hết cho lịch sử phong kiến kéo dài hàng ngàn năm tại đất nước này.