Hủ tục 'cho thuê vợ' thời cổ đại khiến các cô gái thời nay sởn da gà

Dù có hôn ước, cưới hỏi đàng hoàng nhưng người phụ nữ Trung Quốc cổ đại có thể bị chồng đem cho thuê bất cứ lúc nào.

Vào thời cổ đại, những người thuộc tầng lớp thấp hơn sẽ làm gì nếu không lấy được vợ? Để có người nối dõi tông đường, người Trung Quốc thời bấy giờ đã nghĩ ra một hủ tục trái khoáy là "điển thê hôn".

Nhiều người đàn ông sẽ phàn nàn vì sao bây giờ lấy vợ lại khó đến thế, trong khi thời xưa 5 thê 7 thiếp, giống như thiên đường của đàn ông vậy. Nhưng thực tế có phải như vậy không? 

Thời xưa, người có thể có 5 thê 7 thiếp không nhiều, chỉ một số người thuộc tầng lớp thượng lưu mới có được năng lực này. Những người thuộc tầng lớp thấp hơn chỉ cưới được một vợ, thậm chí có người còn không lấy nổi vợ.

Những người thuộc tầng lớp thấp hơn này sẽ làm gì nếu không lấy được vợ? Họ làm sao để có người nối dõi tông đường? Chính vì xã hội trọng nam khinh nữ, đàn ông thượng đẳng hơn phụ nữ nên mới nảy sinh ra hủ tục "điển thê hôn".

tuc-thue-vo-1-1692848720.jpg
Tục "điển thuê hôn" - cho thuê vợ chứng tỏ người phụ nữ không có bất cứ địa vị, quyền lợi gì trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Họ bị xem như một món hàng để đàn ông giao dịch. Ảnh minh họa: Internet

"Điển thê hôn" có nhiều tên gọi khác nhau như "quải trướng", "bang thối", "thiếp phu", "tô thê", "điển thừa hôn". Nó chỉ hình thức hôn nhân mà đàn ông bỏ một khoản tiền ra để thuê vợ của người khác về làm vợ lâm thời, mục đích nhằm sinh con thừa kế hương hỏa.

Hành vi cho thuê vợ là do áp lực cuộc sống. Đem vợ cho người khác thuê giúp họ kiếm về một khoản tiền. Hai người đàn ông sẽ có khế ước đàng hoàng, gọi là "điển hôn thư", trên đó ghi rõ thời gian cho thuê vợ, giá tiền, việc nuôi dưỡng con cái. Trong khoảng thời gian này, người phụ nữ sẽ không được gặp chồng thật, chưa hết hạn hợp đồng, nếu có tiền thì chồng có thể chuộc vợ.

Sau khi ký kết khế ước, người vợ sẽ đến nhà chủ thuê sống hoặc vẫn ở tại nhà mình theo giao kèo. Nếu vẫn ở nhà thì mỗi lần chủ thuê tới, người chồng chính thức sẽ phải lánh mặt. 

Đứa con mà người vợ thuê sinh ra sẽ mang họ của chủ thuê và được hưởng quyền thừa kế tài sản, được ghi tên vào gia phả của chủ thuê. 

Trong trường hợp chủ thuê đã có vợ nhưng vẫn thuê vợ để có con nối dõi thì đứa trẻ sinh ra sẽ gọi mẹ ruột là "thím", gọi người vợ chính thức là "mẹ". Chính vì quy định này mà tục "điển thê hôn" còn được gọi là "tô đỗ bì" (thuê bụng). Người phụ nữ thực sự chỉ là công cụ sinh sản mà người đàn ông thuê về để giúp họ có con kế thừa hương hỏa sau này.

tuc-thue-vo-2-1692848720.jpg
Dù đã bị cấm song hủ tục cho thuê vợ này vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn Trung Quốc cho tới ngày nay. Ảnh minh họa: Internet

Vào thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương nhận thức được nỗi khổ mà hủ tục "điển thê hôn" mang lại nên đã ban hành lệnh cấm. Trong luật thời đó còn quy định người đi thuê vợ sẽ bị đánh 80 gậy. Kẻ cho thuê vợ và người đứng ra làm chứng đều bị coi là cùng một tội, bị đánh 60 gậy.

Vì bị chính quyền cấm nên người dân đã lén lút làm việc này. Chỉ cần không có khế ước giấy trắng mực đen thì chính quyền cũng không thể làm gì họ. Vì vậy mà hủ tục vẫn tiếp tục tồn tại. 

Đến thời nhà Thanh, tục "điển thê hôn" bước vào giai đoạn đỉnh cao. Dần dần, phong tục này có những thủ tục riêng, phải trải qua các quá trình hòa giải, bổ nhiệm, kết hôn...

Có nhiều người không có tiền cưới vợ, cũng chẳng có tiền thuê vợ thì phải làm sao? Lúc này, xuất hiện hình thức một nhóm người đàn ông cùng thương lượng và trả tiền để thuê chung một cô vợ.

Điều này không có nghĩa là phụ nữ thời bấy giờ "được giá". Ngược lại, sau khi trở thành "món hàng đắt tiền" như vậy, người phụ nữ phải phát huy giá trị lớn nhất của mình, đó là sinh con cho nhiều người đàn ông. Do đó, chuyện anh em trong nhà chung vợ, 3 chồng 1 vợ là rất phổ biến tại Trung Quốc thời bấy giờ.

Đến tận thời hiện đại, một số vùng tại Triết Giang, Trung Quốc vẫn còn lưu hành hình thức thuê vợ như xưa. Có những gia đình nông dân nghèo, không đủ tiền cưới vợ nên buộc phải rủ nhau thuê chung một cô vợ về để có thể sinh con nối dõi.