Nước dừa - 'thức uống kỳ diệu' của thiên nhiên nhưng là đại kỵ của 7 nhóm người này

Mặc dù nước dừa sở hữu vô số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có những đối tượng và thời điểm không nên uống loại nước mát lành này.

Nước dừa được mệnh danh là "thức uống kỳ diệu" do vô số lợi ích sức khỏe mang lại. Tuy nhiên, một vài nhược điểm của nước dừa khiến bạn cần cân nhắc khi tiêu thụ.

Uống quá nhiều nước dừa có thể làm giảm huyết áp, gây mất cân bằng điện giải hoặc hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng. Do đó, bạn cần nhận thức được tất cả tác động của việc uống quá nhiều loại đồ uống này.

Nhược điểm khi uống quá nhiều nước dừa

1. Có thể dẫn đến tiêu chảy: Vì nước dừa là thuốc nhuận tràng tự nhiên nên có thể không phù hợp với người gặp vấn đề về nhu động ruột. Do đó, hãy cẩn thận trước khi tiêu thụ một lượng lớn nước dừa.

2. Không phải thức uống lý tưởng cho VĐV: lượng natri trong nước thường chứa nhiều hơn đáng kể so với lượng có trong nước dừa. Trong trường hợp bạn muốn loại bỏ tình trạng mất nước sau khi tập luyện thì nên uống nước lọc. Ngoài ra, khi so sánh với một số loại nước tăng lực thể thao, nước dừa có hàm lượng carbohydrate thấp. Nước dừa chỉ chứa 1/10 natri so với các đồ uống thể thao khác.

3. Có thể không tốt cho những người dễ bị dị ứng: Nước dừa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người bị dị ứng với nó.

4. Sở hữu đặc tính lợi tiểu: Nước dừa có đặc tính lợi tiểu ( 1 ). Điều này có nghĩa là nếu tiêu thụ quá nhiều, bạn có thể phải đi vệ sinh nhiều lần. Uống nước dừa vào ban đêm có thể làm tăng lượng đường trong máu với những người mắc tiểu đường và đi tiểu nhiều hơn, làm rối loạn giấc ngủ.

nguoi-khong-nen-uong-nuoc-dua-1-1692347356.jpg
Bên cạnh những lợi ích, nước dừa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu uống nhiều. Ảnh minh họa: Internet

5. Có thể gây mất cân bằng điện giải: Hàm lượng kali cao trong nước dừa là một trong những lý do khiến nó trở thành thức uống tuyệt vời. Nhưng sau đó, chính lý do tương tự có thể khiến nước dừa gây tử vong nếu tiêu thụ quá mức.

6. Có thể làm tăng lượng đường trong máu ở một số người: Nước dừa có thể không thuộc loại đồ uống có đường nhưng nó vẫn chứa carbohydrate và calo. Người bị đường huyết cao không nên uống quá 1 ly mỗi ngày.

7. Có thể hạ huyết áp của bạn quá nhiều: Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, nước dừa có thể khiến huyết áp của bạn giảm xuống nữa. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn ở trong trường hợp này.

8. Có thể ảnh hưởng đến những người có vấn đề về thận: Hàm lượng kali đáng kể trong nước có thể gây tăng kali máu, một tình trạng có khả năng gây tử vong do lượng kali cao ở bệnh nhân thận.

9. Có thể gây liệt mềm: Uống quá nhiều nước dừa vua đã được báo cáo là gây tê liệt mềm cấp tính ở một bệnh nhân lớn tuổi. 

10. Có thể dẫn đến ngộ độc axit 3-Nitropropionic gây tử vong: Dừa có thể bị nhiễm nấm Arthrinium saccharicola, có thể dẫn đến các triệu chứng đe dọa tính mạng.

nguoi-khong-nen-uong-nuoc-dua-2-1692347356.jpg
Đặc biệt, có 7 nhóm đối tượng không nên uống nước dừa để tránh những tác dụng phụ nó mang lại. Ảnh minh họa: Internet

Những đối tượng không nên uống nước dừa?

1. Những người có vấn đề về thận: nên tránh uống nước dừa vì nó có hàm lượng kali cao.

2. Không có nhiều thông tin về mức độ an toàn của nước dừa đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Do đó, cách tốt nhất là nên tránh uống nước dừa trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

3. Tránh uống nước dừa nếu bạn có vấn đề về tim bởi loại nước này có thể khiến tim đập bất thường.

4. Có hàm lượng natri thấp và kali cao nên nước dừa không an toàn cho bệnh nhân bị xơ nang.

5. Không uống nước dừa trong 2 tuần trước khi phẫu thuật bởi nó có thể ảnh hưởng tới huyết áp của bạn.

6. Người bị dị ứng với nước dừa tất nhiên nên tránh loại đồ uống này.

7. VĐV vừa chơi thể thao xong không nên uống nước dừa.