tín ngưỡng thờ Mẫu
Đồng thầy Chu Trường Xa: Giữ vững ngọn lửa văn hoá tín ngưỡng dân tộc
Bằng tất cả lòng kính yêu với tín ngưỡng thờ Mẫu và tình yêu đất nước, đồng thầy Chu Trường Xa đã vẽ nên một bức tranh đẹp về người giữ hồn cho tín ngưỡng Việt Nam. Ông không chỉ là người thầy, một người con của tín ngưỡng mà còn là người truyền cảm hứng, luôn đặt giá trị văn hoá tâm linh và lòng nhân ái lên trên hết. Những đóng góp của ông là biểu hiện sâu sắc cho tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và là minh chứng cho sức mạnh của văn hóa dân tộc, luôn sáng rực qua từng thế hệ người Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ Mẫu trước nguy cơ biến tướng: Trách nhiệm của các nghệ nhân ở đâu?
Gần đây, một sự kiện hầu đồng tại Hưng Yên đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại đây, một thanh đồng lớn tuổi đã thực hiện hành vi ngồi quay lưng về phía công đồng - nơi được xem là chốn ngự của thánh thần - và nhân danh Mẫu giáng thế để đưa ra những lời phán truyền. Hành động này được cộng đồng tín ngưỡng cho là không chỉ vi phạm nghi lễ, mà còn làm sai lệch giá trị di sản, xúc phạm nghiêm trọng đến sự linh thiêng của tín ngưỡng. Đáng ngại hơn cả là thái độ im lặng từ những nghệ nhân có mặt tại sự kiện, thậm chí có người tán thán. Điều này khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ và duy trì các giá trị tín ngưỡng.
Đền Rừng (Hà Nội) kiện toàn thủ nhang: Củng cố di sản văn hoá và tín ngưỡng dân gian
Chiều 01/10/2024 (tức 29/8 Âm lịch), tại đền Rừng, UBND phường Ngọc Thuỵ đã thông báo kết quả kiện toàn thủ nhang đồng đền, thuộc tiểu ban quản lý cụm di tích cụm Gia Thượng, nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm củng cố và bảo tồn giá trị văn hóa, tín ngưỡng của ngôi đền linh thiêng qua nhiều thế hệ.
Loạn danh xưng và lộng ngôn trong tín ngưỡng thờ Mẫu: “Mập mờ đánh lận con đen”
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đã trải qua nhiều thế hệ lưu truyền và phát triển. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện đại, những vấn đề nổi cộm như loạn danh xưng, lộng ngôn và sự thiếu thống nhất trong cách gọi đang dần làm xói mòn giá trị văn hoá cốt lõi của tín ngưỡng này. Những hiện tượng tiêu cực nói trên, không chỉ gây ra sự nhầm lẫn, mà còn biến tín ngưỡng thờ Mẫu thành nơi chứa đựng nhiều yếu tố phản cảm, khiến người ngoài cuộc có cái nhìn thiếu thiện cảm.
“Khơi trong dòng chảy tín ngưỡng thờ Mẫu”: Nhiệm vụ cấp bách
Để tín ngưỡng thờ Mẫu thực sự được “khơi trong”, không thể chỉ dựa vào lời kêu gọi hay sự tự giác của các cá nhân đang hoạt động tín ngưỡng. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia từ nhiều phía, của các cơ quan quản lý Nhà nước đến cộng đồng tín ngưỡng và nhiều nhà nghiên cứu. Các giải pháp cần được triển khai đồng bộ, toàn diện và nghiêm túc, nhằm đưa tín ngưỡng thờ Mẫu trở lại đúng với giá trị cốt lõi.
Tự phong thánh thần: Loại “virus” khó kiểm soát trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu
Gần đây, trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu, xuất hiện hiện tượng một số thanh đồng tự xưng là thánh thần giáng thế, để phán xét và lăng mạ những thanh đồng khác. Hành vi này được ví như một loại "virus," không chỉ làm suy giảm giá trị văn hóa tín ngưỡng mà còn gây mất lòng tin, khó kiểm soát do thiếu quy định pháp lý, dẫn đến những hệ lụy đáng lo ngại.