Tại sao đàn ông ngày xưa lại thích lấy những cô gái 13, 14 tuổi về làm vợ?

Việc đàn ông lấy những cô gái 13, 14 tuổi làm vệ không phải trường hợp cá biệt mà nó điều phổ biến trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Tại sao vậy?

Tại sao đàn ông thời xưa thích lấy vợ trẻ, thông thường là những cô bé 13, 14 tuổi? Có thể kể ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Người xưa có tuổi thọ ngắn hơn

Xã hội cổ đại không đủ lương thực và dinh dưỡng, môi trường hòa bình, ổn định, trình độ chăm sóc y tế và sức khỏe tiên tiến như hiện nay nên tuổi thọ của người xưa thấp hơn nay rất nhiều. Ví dụ, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc trong các triều đại phong kiến cực thấp. Triều Hạ và Thương chỉ là 18 tuổi, Chu và Tần là 20 tuổi, thời nhà Hán là 22 tuổi, nhà Đường 27 tuổi, nhà Tống 30 tuổi và nhà Thanh 33 tuổi.

Độ tuổi 20, 30 là tuổi thanh xuân tuyệt vời của người hiện đại, nhiều người thậm chí còn đang đi học hoặc mới bước vào xã hội. Nhưng với người xưa, đó là độ tuổi đi đến dốc bên kia của cuộc đời.

tai-sao-dan-ong-xua-thich-lay-vo-nho-1-1693981201.jpg
Ảnh minh họa: Internet

Thời xưa coi không có con cháu là một trong 3 tội bất hiếu, nhiệm vụ sinh con nối dõi vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước hạn chế của tuổi thọ ngắn ngủi, người xưa đã phải đẩy tuổi kết hôn của nam và nữ xuống. Đó là lý do tại sao đàn ông ngày xưa lại cưới những cô bé 13, 14 tuổi về làm vợ.

2. Quy định bắt buộc

Thời xưa, nước mạnh hay không phụ thuộc phần lớn vào dân số. Nước nhỏ chỉ có 100.000 dân không đủ tư cách cạnh tranh với nước đông dân. Các cường quốc cạnh tranh lẫn nhau về số người.

Ngay cả khi thời đại hòa bình thống trị thế giới, tầm quan trọng của dân số vẫn không giảm đi. Việc đóng thuế, hoàn thành xây dựng kinh tế... đều có quan hệ mật thiết đến dân số.

Vì vậy, để tăng dân số, các hoàng đế cổ đại đều quy định tuổi kết hôn phù hợp. Chẳng hạn, thời nhà Đường thì nam 15 tuổi, nữ 13 tuổi; thời nhà Minh nam 16 tuổi, nữ 14 tuổi.

tai-sao-dan-ong-xua-thich-lay-vo-nho-2-1693981201.jpg
Ảnh minh họa: Internet

Tất nhiên, trên đây là độ tuổi kết hôn tối thiểu. Dù không giới hạn về mốc quá tuổi kết hôn với nữ nhưng tất cả các triều đại đều áp dụng những biện pháp trừng phạt nhất định dành cho phụ nữ kết hôn muộn. Thời nhà Hán từng có quy định tất cả phụ nữ chưa kết hôn ở độ tuổi từ 15-30 đều bị phạt tiền tương đương với khẩu phần ăn cả năm của một người đàn ông trưởng thành.

Thời nhà Tần và Tấn, nếu một phụ nữ đủ 17 tuổi và chưa kết hôn, nhà nước sẽ sắp xếp cho cô ấy một người lính biên phòng làm bạn đời. Như vậy, cô ấy sẽ phải cùng chồng đến biên giới chịu gian khổ. 

Nhà Tống thậm chí còn quy định phụ nữ trên 15 mà chưa kết hôn sẽ bị bỏ tù. Như vậy, không những cô gái bị phạt mà bố mẹ cũng bị liên lụy.

Với quy định bắt buộc kết hôn, người xưa hy vọng con gái mình được gả chồng càng sớm càng tốt. Điều này không những tránh được sự trừng phạt mà còn giảm gánh nặng cho gia đình. Ngày xưa coi con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, không bao giờ quay trở lại nhà mẹ đẻ.

Được sự khuyến khích của nhà nước, hầu hết đàn ông ngày xưa đều lấy vợ 13,14 tuổi.

3. Lòng ham muốn của đàn ông

Đàn ông thì có ham muốn, đây là sự thật không thể phủ nhận. Hầu như tất cả đàn ông đều hy vọng họ có thể cưới được một cô gái 18 tuổi trẻ trung, xinh đẹp.

Ở thời hiện đại, chỉ cần điều kiện tốt thì ngay cả ông già tóc bạc cũng cưới được mỹ nữ. Ngược lại, nếu nhà chồng nghèo thì họ có trẻ, khỏe cũng khó tìm được một cô gái xinh đẹp làm vợ.

tai-sao-dan-ong-xua-thich-lay-vo-nho-3-1693981201.jpg
Ảnh minh họa: Internet

Nếu không bị đạo đức, pháp luật hạn chế, có lẽ đàn ông còn có nhiều ham muốn hơn. Tuy nhiên, ở xã hội cổ đại, họ không có nhiều gánh nặng tâm lý như vậy. Họ được pháp luật cho phép và khuyến khích lấy những cô gái 13, 14 tuổi.

Vì vậy, đàn ông thời xưa ưu tiên cưới những cô gái xinh đẹp 13, 14 tuổi. Lấy vợ càng trẻ thì cuộc sống hôn nhân của họ sẽ kéo dài hơn.

4. Phụ nữ không có quyền lên tiếng

Trên thực tế, việc kết hôn ở tuổi 13, 14 đối với phụ nữ là bất lợi. Phụ nữ hiện đại ở độ tuổi này vẫn còn đang dậy thì và quá trình này kéo dài 5-6 năm.

Người xưa tuy sớm phát triển nhưng vẫn không thể thoát được giai đoạn dậy thì. Ngoài thân hình nhỏ nhắn, những cô bé 13, 14 tuổi còn chưa phát triển đầy đủ các chức năng. Nếu họ sinh con ở độ tuổi này thì rủi ro rất lớn. Đó là lý do mà nhiều phụ nữ cổ đại đã bỏ mạng khi sinh con.

Dù vậy, phụ nữ vẫn không thể phản kháng mà chỉ có thể âm thầm chịu đựng nỗi đau do luật lệ tàn ác gây ra. Trong xã hội phong kiến xưa, đàn ông thượng đẳng hơn phụ nữ.

tai-sao-dan-ong-xua-thich-lay-vo-nho-4-1693981201.jpg
Ảnh minh họa: Internet

Trong mắt cha mẹ, phụ nữ chỉ là công cụ để họ leo lên các bậc thang, trong mắt các ông chồng, phụ nữ chỉ là nô lệ có thể đến và đi bất cứ lúc nào. Phụ nữ ngay từ khi còn nhỏ đã được dạy "tam tòng, tứ đức" để phục vụ nhà chồng tốt hơn.

Họ hầu như không có phương tiện kiếm sống độc lập, chất lượng cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kiếm tiền của chồng. Tuổi trẻ là tài sản lớn nhất của họ. Vì vậy, nếu điều kiện gia đình nhà chồng tốt, ngay cả khi bạn đời của họ là ông già thì vẫn phải chấp nhận. Đó chính là nỗi buồn của phụ nữ trong xã hội cũ.

5. Hoàng đế làm gương xấu

Như chúng ta đã biết, các hoàng đế ở các triều đại trước đây sẽ chọn phi tần trong dân chúng để lấp đầy hậu cung của mình, và những phi tần này cũng có giới hạn độ tuổi nhất định. Ví dụ, thời Đông Hán, việc chọn thê thiếp yêu cầu phụ nữ phải từ 13 đến 20 tuổi. Hoàng đế Minh Thế Tông của nhà Minh còn hạ tuổi thê thiếp xuống còn 11 tuổi. 

tai-sao-dan-ong-xua-thich-lay-vo-nho-5-1693981201.jpg
Ảnh minh họa: Internet

Có câu "thượng bất chính, hạ tắc loạn", vì hoàng đế thích chọn những cô gái 13, 14 tuổi làm vợ nên dân gian đương nhiên sẽ đi theo ông. Từ đó, ngày càng có nhiều người đàn ông thích những cô gái 13, 14 tuổi.