Tại sao Hoàng Thái Cực đổi tên nước từ Hậu Kim thành Đại Thanh?

Việc Hoàng Thái Cực quyết định đổi tên nước từ "Hậu Kim" thành "Đại Thanh" có ba lý do chính.

Như chúng ta đã biết, Nhà Thanh là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Tiền thân của nhà Thanh được gọi là "Hậu Kim" vì nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập, mà người Mãn Châu là một nhánh của người Nữ Chân, lúc đó còn được gọi là quý tộc Kiến Châu Nữ Chân.

Vào thời nhà Tống, người Nữ Chân thiểu số đã thành lập ra một nhà nước riêng gọi là nước Kim, thống trị một cõi Trung Hoa khiến nhà Tống bất mãn và xảy ra chiến tranh Kim - Tống. Hơn nữa, "Ái Tân Giác La" trong tiếng Mãn có ý nghĩa như "quý như vàng". Do đó, người thành lập ra triều đại nhà Thanh đã đặt tên nước là "Hậu Kim". Tuy nhiên, về sau, Hoàng Thái Cực đã đổi tên từ "Hậu Kim" thành "Đại Thanh".

Lý do vì sao Hoàng Thái Cực đổi tên nước từ "Hậu Kim" thành "Đại Thanh" khiến nhiều người tò mò. Trong dân gian có ba giả thuyết chính liên quan đến việc đổi tên nước, lý do thuyết phục nhất là do liên quan đến sự cai trị của người Hán trước đây và thuyết Ngũ hành. 

hoang-thai-cuc-doi-ten-nuoc-hau-kim-dai-thanh-1693390194.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo truyền thuyết dân gian, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió khi xuất quân đánh trận. Ông gặp rắc rối trong cuộc nổi dậy chống lại nhà Minh và người của Lý Thành Lương. Khi bị Lý Thành Lương đuổi theo, Nỗ Nhĩ Cáp Xích may mắn chạy thoát nhờ một con ngựa lớn có tên Đại Thanh. Do chạy đường dài liên tục, con ngựa này kiệt sức mà chết. Quá đau buồn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vừa vuốt ve ngựa vừa nói: "Đại Thanh à, nếu không có ngươi thì cũng không có ta của ngày hôm nay. Khi chinh phục được trung nguyên, tên của đất nước chúng ta sẽ là Đại Thanh".

Tuy nhiên, đây chỉ là văn hóa dân gian được lưu truyền. Sau này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích chính là người đã xây dựng nền móng mà sau đó con trai ông, Hoàng Thái Cực bành trướng uy thế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Thanh. Nhiều người cho rằng, truyền thuyết này không đúng bởi theo lịch sử, Nỗ Nhĩ Cáp Xích ban đầu đặt tên là Hậu Kim. Ông cũng tự đặt họ cho mình là Ái Tân Giác La, trong tiếng Nữ Chân cổ có nghĩa là Kim, hàm ý ông kế thừa chính thống đế chế Kim quốc. Người đổi tên nước từ Hậu Kim thành Đại Thanh chính là Hoàng Thái Cực, con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

hoang-thai-cuc-doi-ten-nuoc-hau-kim-dai-thanh-1-1693390217.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo Sohu, lý do Hoàng Thái Cực đổi tên nước từ Hậu Kim thành Đại Thanh do chịu ảnh hưởng từ Thuyết ngũ hành trong lịch sử và văn hóa của Trung Nguyên.

Theo đó, người ta tin rằng, năm yếu tố bao gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ luôn khắc chế lẫn nhau. Người xưa tin rằng nước có thể dập tắt lửa, lửa có thể làm tan chảy kim loại, sản phẩm kim loại có thể chặt cây, rễ cây có thể xuyên qua đất, đất có thể hấp thụ nước và làm cho nước biến mất. Người ta cũng tin rằng: Nước có thể nuôi cây, gỗ có thể đốt để tạo ra lửa, lửa có thể biến vật cháy thành bụi, khoáng chất kim loại có thể được tìm thấy trong đất, bề mặt kim loại lạnh có thể bị nung chảy.

Trong khi đó, nhà Thanh vốn là Hậu Kim, nhưng nhà Minh - triều đại trước nhà Thanh lại thuộc hành hỏa, hỏa lại khắc kim. Khi chiến đấu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng đại bại trước Viên Sùng Hoán, mà Viên Sùng Hoán vốn là người mệnh hỏa. 

hoang-thai-cuc-doi-ten-nuoc-hau-kim-dai-thanh-3-1693390229.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Sau khi cân nhắc, hậu nhân người Nữ Chân đổi thành Mãn tộc, tên nước cũng đổi thành Đại Thanh. Mãn Thanh thuộc hành hủy, thủy khắc hỏa (ý ám chỉ nhà Minh) với mục đích diệt Minh, thống nhất thiên hạ và lập ra nhà nước mới.

Về nguồn gốc thực sự của tước hiệu nhà Thanh, không có ghi chép rõ ràng nào trong lịch sử chính thức. Các thế hệ sau chỉ đưa ra những suy đoán sâu hơn dựa trên lịch sử và truyền thuyết không chính thức của nhà Thanh.