Trong Tây Du Ký nguyên tác, Tôn Ngộ Không mạnh tới cỡ nào? Phật Tổ Như Lai là người rõ nhất!

Những fan Tây Du Ký đều biết Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông, từng đại náo thiên cung khiến cả thiên giới khiếp đảm. Trong nguyên tác, sức mạnh của Tề Thiên Đại Thánh còn đáng sợ hơn thế.

Nhắc đến Tôn Ngộ Không, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến chính là việc đại náo Thiên Cung, hộ tống Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh, sau này trở thành Đấu chiến thắng Phật. Vậy thì ai biết Tôn Ngộ không mạnh tới mức nào?

Trong ấn tượng của nhiều khán giả, từ phiên bản Tây Du Ký 1986 đến nay, vô số phiên bản điện ảnh và truyền hình đã được làm lại. Mỗi phiên bản đều miêu tả về một Tôn Ngộ Không khác nhau. Nhưng đến nay, chưa một bộ phim nào thực sự lột tả được một Tôn Ngộ Không mà Ngô Thừa Ân đã miêu tả. Sức mạnh thật sự của Tề Thiên Đại Thánh trong nguyên tác đáng sợ đến mức nào?

suc-manh-ton-ngo-khong-1-1693382638.jpg
Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung, khiến nhiều thiên binh thiên tướng và các vị thần tiên bị thương. Ảnh minh họa: Internet

Trong phim, chúng ta biết rằng Như Lai chỉ giơ tay là đầu hàng được Tôn Ngộ Không, nhưng mọi người không biết rằng trong nguyên tác, Như Lai đã bẻ gãy 5 ngón tay và biến chúng thành Ngũ Hành Sơn. Để thực sự kiểm soát được Tôn Ngộ Không ngoan cường, Phật Tổ đã phải dùng đến câu thần chú 6 ký tự, tượng trưng cho nghiệp lực và năng lượng của tất cả các vị thần và cuối cùng đã áp chế được Tôn Ngộ Không trong 500 năm. Trong khi đó, Kim Sí Điểu được cư dân mạng tung hô chỉ bị Như Lai khuất phục bằng một ngón tay.

Khi đại náo Thiên Cung, Ngộ Không dùng sức mạnh của mình mà làm bị thương 28 vị thần tiên. Màn đại náo nguy hiểm tới mức Tôn Ngộ Không đã cách Ngọc Hoàng chỉ một bức tường, ngay bên ngoài điện Linh Tiêu. Bao nhiêu thiên binh, thiên tướng được huy động thì Tôn Ngộ Không vẫn chiếm thế thượng phong.

Chỉ đến khi Thiên Đình gặp nguy hiểm mới mời Như Lai tới hàng Ngộ Không. Có thể thấy sức mạnh của Ngộ Không vô song như vậy, tại sao trên đường đến Tây Thiên mỗi khi gặp yêu quái vẫn luôn phải cầu cứu?

suc-manh-ton-ngo-khong-2-1693382638.jpg
Theo nguyên tác, Phật Tổ Như Lai đã phải bẻ 5 ngón tay, biến thành núi Ngũ Hành Sơn để giam cầm Tôn Ngộ Không chứ không đơn giản là trấn áp được yêu hầu này trong lòng bàn tay như trên phim. Ảnh minh họa: Internet

Đầu tiên là sự thay đổi về tâm lý, trước khi bị ép xuống Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không ngang ngược, kiêu ngạo, tâm cao như trời. Đó là lý do anh ta được gọi là Mỹ Hầu Vương. Khi ở Hoa Quả Sơn, hắn luôn cho mình là người mạnh nhất nên sống ổn định. Sau này, nghe nói trên trời, có thiên đường, còn mạnh mẽ hơn. Điều này khiến Tôn Ngộ Không không chịu nổi, đã lên Thiên Đình xem thực hư. Ngọc Hoàng phát hiện, đã ban cho anh ta chức quan Bật Mã Ôn, chuyên chăn ngựa.

Sau này, khi biết đó là chức quan nhỏ, mọi người trên trời đều coi thường mình, Tôn Ngộ Không nổi giận. Chính vì vậy, anh ta quyết định làm điều lớn lao. Vào thời điểm đó, không có sự giúp đỡ nào đằng sau, Tôn Ngộ Không dùng sức mạnh của bản thân để đối đầu với cả thiên đình. Khi Hoa Quả Sơn bị phá hủy, Tôn Ngộ Không càng thịnh nộ, quyết tâm lật đổ toàn bộ thiên giới. Cuối cùng, phải đến khi Như Lai ra tay mới trấn áp được hắn dưới Ngũ Hành Sơn.

suc-manh-ton-ngo-khong-3-1693382638.jpg
Màn đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không khiến cả thiên giới khiếp đảm, phải nhờ Như Lai ra tay trợ giúp. Ảnh: Internet

500 năm sau, Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Dưới sự hướng dẫn của Quán Thế Âm Bồ Tát, Đường Tăng đã giải cứu Tôn Ngộ Không và thu nhận hắn làm đại đồ đệ, cùng sang Tây Trúc. Trước khi đi, Đường Tăng đã được Bồ Tát ban cho vòng kim cô để lừa Ngộ Không đeo lên. Bồ Tát làm vậy vì biết sức mạnh và thiên tính hoang dã vốn có của Tôn Ngộ Không. Đường Tăng là một người phàm không thể làm gì mỗi khi con khỉ này “dở chứng”.

Kỳ thực, sau 500 năm bị giam cầm, Tôn Ngộ Không không còn kiêu ngạo như trước. Hắn biết trên thế giới này ngoài hạ giới còn có thiên giới. Hầu hết quái vật gặp phải trong cuộc hành hương về Tây phương đều được Thiên Đình phái xuống một cách cố ý hoặc vô ý. Nếu gặp phải những yêu quái không lai lịch, Tôn Ngộ Không sẽ trực tiếp tiêu diệt.

Ngược lại, gặp phải những kẻ có gia thế, Tôn Ngộ Không sẽ xin viện binh chứ không làm điều gì bất cẩn như lúc đại náo Thiên Cung. Cho nên khi đi qua Sư Đà Lĩnh, rõ ràng Kim Sí Điểu, Thanh Sư tinh, Bạch Tượng Tinh đều không phải đối thủ của Tôn Ngộ Không. Dù phối hợp 3 đánh 1 chưa chắc đánh bại được Tề Thiên Đại Thánh. Nếu không phải Đường Tăng bị bắt, có lẽ Ngộ Không đã dễ dàng tiêu diệt được 3 yêu quái này.

Có thể thấy toàn bộ quá trình thỉnh kinh từ Tây Thiên là để tập hợp 4 người không liên quan gì đến nhau, mỗi người một mục đích riêng. Tôn Ngộ Không muốn lấy lại tự do, Trư Bát Giới và Sa Tăng chỉ muốn trở về thiên giới.