Trước khi lấy được chân kinh, Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần ai mạnh hơn?

Nhiều fan Tây Du Ký tin rằng Tôn Ngộ Không có sức mạnh vô địch, kinh thiên động địa. Trong mắt họ, Tôn Ngộ Không mạnh hơn Nhị Lang Thần.

Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần đều là những nhân vật quyền lực trong thần thoại Trung Quốc. Họ cũng là thần tượng và niềm tin của nhiều người. Họ có nhiều phép biến hóa, sức mạnh ma thuật đã đạt tới đỉnh cao, kỹ năng thần bí vô cùng tuyệt vời, có thể lên trời, xuống biển và được xem là toàn năng.

Tây Du Ký đã kết nối Nhị Lang Thần và Tôn Ngộ Không. Nếu so sánh sức mạnh của 2 người này, chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Tây Du Ký.

Tôn Ngộ Không là một con khỉ đá tâm linh, sinh ra từ đất trời, có thiên phú tâm linh mà người thường không thể sánh bằng. Để tìm kiếm sự bất tử, Tôn Ngộ Không đã bái Bồ Đề Sư Tổ làm sư phụ.

ton-ngo-khong-va-nhi-lang-than-ai-gioi-hon-1-1693898800.jpg
Nhị Lang Thần và Tôn Ngộ Không đã có màn giao tranh nảy lửa tại hội bàn đào. Từ đó, người xem mới bàn tán xem 2 nhân vật này ai mạnh hơn. Ảnh: Internet

Bồ Đề Sư Tổ vốn là một người bất tử, thần bí, tinh thông Phật giáo và Đạo giáo. Chỉ trong vòng vài năm ông đã có thể tu luyện ra một đệ tử mạnh mẽ như Tôn Ngộ Không. Điều này cho thấy kỹ năng và sức mạnh của ông rất phi thường.

Ngoài ra, Bồ Đề Sư Tổ còn dạy Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa để tránh tam tai và Cân Đẩu Vân để đi lại. Những kỹ thuật này rất hữu ích trong việc cứu mạng người và trốn thoát.

Sau này, Tôn Ngộ Không còn ăn đào tiên, trộm linh đan, trộm rượu để hấp thụ linh khí đất trời. Từ đó, hắn đã tôi luyện ra một Tôn Ngộ Không bất diệt.

Nhị Lang Thần là con trai thứ hai của Dương Thiên Hựu và Dao Cơ tiên tử (em gái của Ngọc hoàng), sư phụ là Ngọc Đỉnh Chân Nhân. Nhân vật này xuất hiện trong Tây Du Ký và Phong Thần Bảng. Trong Tây Du Ký, Nhị Lang Thần và Tôn Ngộ Không đã có màn giao tranh kịch liệt tại hội bàn đào. Sau nhiều màn giao tranh bất phân thắng bại, Nhị Lang Thần đã bắt được khỉ đá nhờ vòng kim cương của Thái Thượng Lão Quân.

Sức mạnh ma thuật của Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần rất giống nhau. Cả hai người đều có 72 phép biến hóa. Tôn Ngộ Không có hỏa nhãn kim tinh thì Nhị Lang Thần cũng có con mắt thứ 3.

Cơ thể không thể phá hủy của Tôn Ngộ Không có được bằng cách bí mật ăn thuốc tiên tại hội bàn đào, trong khi Nhị Lang Thần có được bằng cách tập luyện Bát Cửu Huyền Công. 72 phép biến hóa là một chức năng của Bát Cửu Huyền Công. Kỹ thuật này tập trung vào việc thánh hóa cơ thể, từ đó khiến người tập trở thành một vị thánh bất tử. Và 72 phép biến hình chỉ là một trong những chức năng của nó.

Nhị Lang Thần còn có con mắt thứ 3, vô cùng thần thông quảng đại. Con mắt này có thể nhận biết vạn vật trên đời, không nên đánh giá thấp sức mạnh của nó. Trong Tây Du Ký, Nhị Lang Thần đã dùng thiên nhãn của mình để phát hiện ra Tôn Ngộ Không, buộc Mỹ Hầu Vương phải dùng toàn bộ 72 phép biến hóa để tháo chạy.

ton-ngo-khong-va-nhi-lang-than-ai-gioi-hon-2-1693898800.jpg
Trước khi lấy được chân kinh, Tôn Ngộ Không tuy có nhiều năng lực siêu nhiên nhưng lại không biết sử dụng. Ngược lại, Nhị Lang Thần đã tôi luyện ngàn năm, lại có thêm sự hỗ trợ của Hao Thiên Khuyển nên lúc giao đấu đã khiến Tôn Ngộ Không lép vế hơn. Ảnh: Internet

Về sức mạnh, Nhị Lang Thần đã tu luyện Đạo giáo thần công Bát Cửu Huyền Công trong nhiều năm. Còn Tôn Ngộ Không đã tập hợp linh khí nghịch thiên trên thế gian, trong đó có rất nhiều linh dược, rượu tiên, quả nhân sâm, đào tiên. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không lại không biết cách sử dụng sức mạnh này. Sau hàng chục năm tu luyện, dù Tôn Ngộ Không có tài năng đến đâu cũng khó chiếu đấu với Nhị Lang Thần được trong 300 hiệp.

Về sau, Tôn Ngộ Không theo Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, rồi trở thành Đấu Chiến Thắng Phật. Khi theo học Phật pháp, Tôn Ngộ Không nhất định sẽ học được cách sử dụng sức mạnh trong cơ thể. Lúc đó, Tôn Ngộ Không sẽ có cả Phật giáo và Đạo giáo nên tiềm năng là vô hạn. Sau khi hoàn thành sự nghiệp học kinh vĩ đại, thành tích tương lai của Tôn Ngộ Không sẽ không thua kém Nhị Lang Thần, thậm chí còn cao hơn.