Kiên Giang: Thành phố Phú Quốc sẽ xứng danh “Đảo Ngọc”!

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040.

Theo đó, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố Phú Quốc thông qua những chiến lược phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo đảm an ninh, quốc phòng, phù hợp với bối cảnh và xu hướng phát triển mới, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong trường hợp hình thành Khu hành chính- kinh tế đặc biệt.

pq-dao-ngoc-1-1658965884.jpg
Nét đẹp hoang sơ của một vùng biển Phú Quốc.

Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố, rộng 589,27km2 bao gồm phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và không gian biển của thành phố Phú Quốc. Trong đó, xã đảo Thổ Châu (Thổ Chu) tách ra thành huyện đảo riêng…

Anh Huỳnh Thanh Lin (sinh năm 1970), một người dân có thời gian sinh sống nhiều năm ở huyện Phú Quốc (nay là thành phố Phú Quốc), cho biết: “Người dân chúng tôi thật sự vui mừng trước sự phát triển không ngừng của thành phố Phú Quốc, nhất là được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư phát triển để thành phố Phú Quốc xứng đáng với tên gọi “Đảo Ngọc”… Việc phát triển kinh tế- xã hội phải luôn gắn liền với quyền lợi, đảm bảo cuộc sống của người dân địa phương”.

pq-dao-ngoc-2-1658965884.jpg
Anh Huỳnh Thanh Lin (bên trái) và PV.

Phát biểu với báo chí, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị- chuyên gia quy hoạch Nam Phú Quốc cho rằng: “Phú Quốc được mệnh danh là đảo Ngọc, chỉ trong danh từ đảo Ngọc đó hàm chứa nhiều ý tưởng, nhiều suy nghĩ, nhiều nghiên cứu cho các nhà quy hoạch sau này, để biến Phú Quốc thành một “Đảo Ngọc” thực sự. Đảo Ngọc ở đây không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là một điểm đến để sống lý tưởng. Cuộc sống ở đây bao gồm cả du lịch, văn hóa, cả những sự phát triển vươn tầm của Phú Quốc trong tương lai”.