Nông sản
Đắk Lắk: Phát triển du lịch nông nghiệp gắn liền với tiêu thụ nông sản
Thực tế cho thấy, du lịch nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ở các vùng nông thôn. Với diện tích cây trồng hằng năm hơn 679.000 ha, nông dân Đắk Lắk đã tạo ra nhiều loại nông sản có giá trị như: cà phê, ca cao, hồ tiêu, sầu riêng, mắc ca… Từ thế mạnh rất lớn này là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nông nghiệp, không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế mà còn là giải pháp hữu hiệu để quảng bá nông sản của tỉnh.
Nông sản phục vụ cho xuất khẩu có nguy cơ bị thiếu
Thời tiết năm nay đã gây ảnh hưởng đến nhiều vùng sản xuất. Nhiều loại nông sản chuẩn bị vào vụ thu hoạch nhưng sản lượng sụt giảm mạnh. Điều này khiến cho nguồn cung nông sản phục vụ cho xuất khẩu có nguy cơ bị thiếu.
Gia Lai chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Những giải pháp đột phá để ngành nông nghiệp Lâm Đồng chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Lâm Đồng là địa phương có sự khác biệt rất lớn hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tỉnh đã có nhiều chính sách để làm phong phú các thuộc tính của HSTNN, đặc biệt là sức sản xuất; đồng thời tiếp tục đầu tư nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ, nghiên cứu đổi mới sáng tạo nhằm phát huy đồng bộ các thuộc tính của HSTNN, thực hiện các giải pháp đột phá để ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Nỗ lực đưa nông sản Lâm Đồng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Lâm Đồng là một tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp thông minh. Cùng với đó, không chỉ tập trung vào việc mở rộng và kết nối với thị trường trong nước, tỉnh Lâm Đồng những năm qua đặc biệt chú trọng vào thị trường xuất khẩu nông sản.
Lâm Đồng tiếp tục phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản
Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 234 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm (tăng 21 chuỗi so với năm 2022) với 31.092 hộ liên kết.
Nông sản Lâm Đồng ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường xuất khẩu
Với thế mạnh về khí hậu thổ nhưỡng, Lâm Đồng đã phát triển nhiều loại nông sản phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Trong những năm qua, thương hiệu các sản phẩm nông sản Lâm Đồng cũng đang ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, tỉnh không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước, mà còn chú trọng vào việc xuất ra thị trường quốc tế.
Lâm Đồng nâng cao giá trị, thương hiệu nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP
Sau gần 5 năm triển khai chương trình OCOP, đến nay, Lâm Đồng đã phát triển được gần 400 sản phẩm đạt chứng nhận. Không chỉ góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế nông thôn, mà còn nâng cao giá trị, thương hiệu nông sản địa phương.
Gia Lai: Xuất khẩu nông sản bứt phá trong đầu năm 2024
Xuất khẩu nông sản những tháng đầu năm 2024 của tỉnh Gia Lai có những tín hiệu khả quan, đặc biệt tăng trưởng mạnh về giá trị sản phẩm. Đồng thời, khối lượng hàng hóa còn lớn nên xuất khẩu được nhiều, giá cà phê tăng mạnh nên giá trị xuất khẩu cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2023.
Đắk Lắk chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực
Sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như: cà phê, mắc ca, sầu riêng, lúa gạo… đã mở rộng được thị trường xuất khẩu chính ngạch. Năm 2024, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực, tỉnh kỳ vọng sẽ góp phần đưa kinh tế xã hội của địa phương đi lên.
Tiềm năng xuất khẩu nông sản Tây Nguyên sang Trung Quốc
Theo thông tin Bộ Nông nghiệp và PTNT, không chỉ sầu riêng mà giờ đây, 2 loại trái cây nhiều tiềm năng của Việt Nam là bơ và chanh dây cũng sẽ rộng cửa xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc. Có thể xem là một tin vui đầu năm đối với hàng vạn nông dân gắn bó với những vùng trồng các loại trái cây đặc sản nhiều tiềm năng này ở Tây Nguyên.
Nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản Việt Nam
Năm 2023 là một năm đầy khó khăn, thách trong xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản vẫn tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ của nền kinh tế nông nghiệp, tiếp tục tăng năng lực xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới
Lâm Đồng: Lộ trình phát triển nông nghiệp xanh
Theo lộ trình phát triển sản xuất nông nghiệp xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nghiên cứu, lựa chọn xây dựng một số làng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh trở thành mô hình điển hình tiên tiến để nhân rộng trên địa bàn.