Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt: Thế nào là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu? (Kỳ 1)

Ngày 20/9/2024, chúng tôi có dịp dự buổi ra mắt tập thơ Phượng Hoàng Lửa của Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Liễu (Trần Ngọc Ánh). Đây là tập thơ thứ 2 của chị Liễu - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chuyên môn về hoạt động tín ngưỡng, Ban Tôn giáo Hà Nội. Đồng thời chị là Phó Trưởng Ban Bảo tồn - Phát huy di sản văn hóa Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm CLB Diễn xướng Chầu văn Thiên Phú...
z5891443152460-3a63fc43e8e76c10c5f80149c557481e-1727923197.jpg

Phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn chị về vấn đề thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

+ Theo chị, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là gì?

Ai cũng biết tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là “Di sản Văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại” từ năm 2016. Đảng và Nhà nước ta đã giao cho ngành Văn hóa và Ban Tôn giáo Chính phủ nghiên cứu, tổ chức thực hiện nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

Theo tôi, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có 2 việc cụ thể: Một là bảo tồn văn hóa hầu đồng (thanh đồng, chúng tôi gọi là bắc ghế hầu Mẫu, hầu Thánh). Đó là phương thức tốt nhất nhằm “bảo tồn nghi lễ tôn giáo” mà bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào cũng phải duy trì. Hai là bảo tồn và phát huy giá trị của di sản bằng cách hiệu quả nhất là: Đưa giá trị của di sản vào phục vụ đời sống cộng đồng. Đây là vấn đề nhạy cảm và thiết thực. Tín ngưỡng là đem niềm tin tôn giáo đến cho tín đồ cùng bách gia trăm họ trên cơ sở thực tế “tai nghe mắt thấy” chứ không phải sự rao giảng hay tuyên truyền. Chẳng hạn trước khát khao của những người muốn tìm kiếm hài cốt của người thân bị thất lạc, mà thanh đồng giúp họ được toại nguyện thì họ tin và theo. Hoặc giả, người bị bệnh chữa mãi ở bệnh viện mà không khỏi, chỉ cần người thanh đồng chữa khỏi thì họ tin và theo... Chân lý vốn đơn giản như vậy!

Đấy là điều khác biệt giữa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với thực hành truyền thông của các tôn giáo khác.

+ Chị đã thực hành thành công 2 đề tài khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người là “Tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập và tìm mộ Tướng quân Hà Mại - một danh tướng thời Trần”. Có phải việc này cũng nằm trong quá trình thực hành tín ngưỡng của chị?

Đúng! Tôi còn nhớ năm 2008 con cháu họ Hà ở Nghệ An -  Hà Tĩnh có ra Trung tâm đề đạt nguyện vọng. Lúc đó Giám đốc Trung tâm là GS.VS Đào Vọng Đức, có bảo tôi “mời” bác Hà Huy Tập về gặp con cháu. Sau cuộc gặp gỡ gia tiên, con cháu họ Hà mới tâm phục, khẩu phục vì họ được trải nghiệm thực tế với rất nhiều thông tin chính xác và bổ ích. Các anh có thể xem lại quyển sách “Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập” do ông Hà Huy Lợi, thành viên ban tìm mộ làm chủ biên. Đặc biệt trong hành trình đó xuất hiện vong linh Tướng quân Hà Mại - một danh tướng triều Trần, cụ tổ họ Hà ở Nghệ - Tĩnh. Cụ về để dẫn dắt con cháu tìm mộ và ôn lại lịch sử từ hơn 600 năm trước.

11-1727923513.jpg
Nghệ nhân ưu tú Trần Ngọc Ánh và bà Hà Thúy Hồng con gái cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tại nhà riêng ở quận Phú Nhuận

Đến năm 2010, thể theo nguyện vọng của dòng họ Hà, tôi lại thực hiện thành công đề tài thứ 2 trong chương trình tìm mộ những nhân vật lịch sử và danh nhân Việt Nam. Đó là tìm mộ Tướng quân Hà Mại.

Cả 2 đề tài khoa học này đều được ghi chép khá đầy đủ trong tác phẩm “Đồng quan” của Chí Kiên (NXB Hội Nhà văn tái bản năm 2017), và rất nhiều báo chí nói về sự kiện đó. 

Chuyện này cũng phải nói luôn, đây là việc của nhà Thánh, có sự tích cực tham gia của Ban Tìm mộ họ Hà và Trung tâm. Bản thân tôi chỉ là cầu nối để Thánh hồi dương, tái hiện lịch sử và đáp ứng nguyện vọng của họ Hà cũng như lòng mong đợi của nhân dân.

+ Theo chị, những người tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gồm những thành phần nào? Vị trí của họ trong lĩnh vực thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu?

Muốn được công nhận là tôn giáo phải có đủ 3 điều kiện: Một là có thần chủ, hai là có giáo lý, ba là có lực lượng tín đồ đông đảo, trong đó có một đội ngũ những người hành đạo chuyên nghiệp.

Qua thời gian dài và chiến tranh, những Kinh sách của đạo Mẫu hoặc thất lạc, hoặc bị giặc Minh tiêu hủy... Ngày nay chỉ còn lại những bản văn hầu được truyền miệng từ đời này qua đời khác, và những giáng bút đích thực của Thánh mẫu. Điều đó chưa được công nhận là giáo lý. Như vậy lực lượng thực hành tín ngưỡng (hành đạo) của đạo Mẫu là các thanh đồng đạo quan. Xung quanh họ là các pháp sư, pháp văn, tay quỳnh quế đôi bên. Có thể lực lượng hành đạo bên Phật giáo là các vị hòa thượng, ni trưởng, thượng tọa, đại đức... và các nhà sư. Bên Công giáo, đạo Tin lành là các đức Hồng y, đức Cha, mục sư... ở các nhà thờ và thánh đường...

+ Với tư cách là thành viên “Hội đồng Tư vấn chuyên môn về tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới” thuộc Ban Tôn giáo Hà Nội, chị thấy quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay có gì bất cập?

Theo tôi, tín ngưỡng, tôn giáo là một cụm từ gắn kết như môi với răng. Tín ngưỡng mà chưa được thể chế công nhận là tôn giáo thì tín ngưỡng đó vẫn tạm dừng ở mức “niềm tin tôn giáo” sơ khai, vì chưa đủ yếu tố để trở thành một tôn giáo. Ngược lại, tôn giáo mà không có tín ngưỡng thì không phải và không thể trở thành một tôn giáo. Đơn giản vì không có tín đồ và “niềm tin tôn giáo”.

12-1727924031.jpg
Hội đồng Tư vấn chuyên môn đối với công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn Hà Nội

Bất cập hiện nay là các tôn giáo đều được Nhà nước tôn trọng, chăm lo đầu tư, bảo vệ và phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và những quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng khi ai đó tách rời tín ngưỡng ra, thì rõ ràng tín ngưỡng chưa được quan tâm như các tôn giáo. Đó là sự thật!

+ Thưa chị, tại sao lại vậy?

- Trong đời sống xã hội, có nhiều loại tín ngưỡng khác nhau. Nói rộng ra thì ngay những người đam mê quyền lực, họ có tín ngưỡng quyền lực của họ, rồi tín ngưỡng về tiền bạc... Tuy nhiên, riêng tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành đạo Mẫu trong tâm thức cộng đồng từ xa xưa rồi, bởi đạo Mẫu là đạo bản địa của Việt Nam. Đạo thuần Việt của người Việt. Nó đã tồn tại bền bỉ trong lòng người dân và trong lòng dân tộc. Thực tế cho thấy, trải qua cả ngàn năm, biết bao tôn giáo du nhập vào Việt Nam, trước sau gì cũng chọn con đường hòa nhập vào dòng chảy văn hóa đạo Mẫu, chứ không thể chèn ép, cô lập được tín ngưỡng của một dân tộc.

Chẳng biết các anh có nghĩ vậy không? Chứ một số nhà nghiên cứu đạo Mẫu, họ nói như thế đấy ạ!

Cám ơn chị!