2 lý do chính mà doanh nghiệp phải thuê một luật sư tư vấn giỏi

Để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ nhất, các doanh nghiệp cần thuê luật sư để hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp/thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp lại tìm đến luật sư tư vấn khi mọi việc trở nên xấu hơn. Đó là lý do, bạn nên đọc bài viết này để biết rằng vì sao nên thuê luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình nhé!

luat-su-tu-van-1658810979.PNG

1. Luật sư giúp giải quyết tất cả các thủ tục pháp lý

Luật sư sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật và những thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động nội bộ, ký kết hợp đồng thương mại và thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước. Cụ thể:

- Trong nội bộ doanh nghiệp: Luật sư tư vấn quy chế hoạt động kinh doanh chung, soạn thảo nội quy, các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, luật thuế giá trị gia tăng,...

- Thủ tục liên quan đến các cơ quan nhà nước: Luật sư sẽ giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp về vấn đề pháp lý khi đăng ký mã số thuế, đăng ký sở hữu trí tuệ nhân tạo (logo, tên thương hiệu…), soạn thảo hợp đồng thương mại với khách hàng/đối tác cũng như liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật sư doanh nghiệp (lawyer corporate) là những chuyên gia pháp lý am hiểu sâu sắc về pháp lý và chuyên môn của doanh nghiệp. Họ cung cấp cho bạn những vấn đề có thể - không thể thực hiện cùng quy trình làm việc chính xác nhất. 

Nhiều doanh nghiệp không có luật sư tư vấn đã vô tình vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, dẫn tới phải dừng hoạt động hoặc phải khắc phục, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần có nền tảng khung pháp lý chặt chẽ.

2. Luật sư giúp giải quyết các tranh chấp

Mỗi doanh nghiệp đều khó tránh khỏi những tranh chấp nội bộ hoặc tranh chấp hợp đồng. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, doanh nghiệp cần nhanh chóng xử lý kịp thời và chính xác để tránh vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn. Nhìn chung sẽ có 3 loại tranh chấp phổ biến nhất:

- Tranh chấp nội bộ 

Các tranh chấp thường xảy ra giữa các cổ đông/thành viên đóng góp vốn, chế độ chính sách về hợp đồng lao động hay tranh chấp chiếm đoạt tài sản…

Lúc này, luật sư tư vấn cho doanh nghiệp sẽ xác định vấn đề sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp nhất. 

- Tranh chấp với khách hàng 

Khách hàng là những người sử dụng dịch vụ/sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Nếu doanh nghiệp xảy ra tranh chấp với khách hàng - sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và quyền lợi của đôi bên. Nhưng thường doanh nghiệp sẽ chịu thiệt nhiều hơn.

Vai trò của luật sư sẽ trở thành người đại diện của doanh nghiệp để đứng ra thỏa thuận và giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

- Tranh chấp với các cơ quan nhà nước

Luật sư sẽ cung cấp các giải pháp về các vấn đề về: chính sách Pháp luật về đầu tư bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính,  thuế, xuất nhập khẩu, hợp đồng kinh tế… cho doanh nghiệp.