Cá mập cổ đại được ví như 'quái thú', là họ hàng của 'sát thủ đại dương' ngày nay

Cấu tạo răng của cá mập cổ đại này khác với cá mập hiện đại, có thêm các phiến giúp nó nghiền nát con mồi.

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra hóa thạch của một loài cá mập cổ đại có tên Ptychodus  dài 32 foot, họ hàng với cá mập trắng lớn. Loài cá này từng sống vào kỷ Phấn Trắng, cách đây 145-66 triệu năm, cùng thời với khủng long.

ancient-30-foot-great-white-8964-1714018659.jpg
Ptchodus khoảng 100 triệu năm tuổi là họ hàng của loài cá mập trắng lớn ngày nay
anatomy-ptychodus-shark-revealed-1714018659.jpg
Những hóa thạch mới được phát hiện gây bất ngờ khi còn nguyên vẹn, cho phép các nhà khoa học đưa ra kết luận xác đáng
anatomy-ptychodus-shark-revealed-1-1714018659.jpg
Các hóa thạch cho thấy những chi tiết cụ thể về họ hàng cá mập trắng lớn sẽ như thế nào khi nó còn sống

Hóa thạch được tìm thấy ở bể đá Lagerstätte Vallecillo của Mexico, lần đầu tiên lưu giữ trọn vẹn phần còn lại của loài cá mập tuyệt chủng này. 

Ptychodus dài 9,8m, răng dài 55cm và rộng 45cm để có thể ăn động vật có vỏ cứng như rùa. Cấu tạo răng của Ptychodus cũng khác với cá mập hiện đại, có thêm các phiến giúp nó nghiền nát con mồi.

Các nhà khoa học xác định Ptychodus thuộc họ Cá mập Lamniformes, họ hàng với cá mập trắng lớn ngày nay. Việc tìm thấy các hóa thạch còn nguyên vẹn của Ptychodus đã giải quyết được một trong những bí ẩn lớn nhất về cổ sinh vật học động vật có xương sống.

Các phát hiện này được công bố trên tạp chí The Royal Society, do nhà nghiên cứu Romain Vullo thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp dẫn đầu.

Vullo giải thích các hóa thạch được bảo tồn nguyên vẹn do chúng được hình thành ở khu vực không có sinh vật phân hủy có thể phá hủy thi thể. “Xác động vật được chôn vùi nhanh chóng trong bùn vôi mềm trước khi bị rã ra hoàn toàn”, Vullo nói thêm.

Khi còn tồn tại, Ptychodus là một loài áp đảo và chiếm ưu thế trong hệ sinh thái đại dương thời đó, thậm chí là  một "ông vua" cai trị các đại dương. Loài cá mập tuyệt chủng này chủ yếu ăn các sinh vật biển khổng lồ khác, điều này khiến nó trở thành quái thú lúc bấy giờ. Thức ăn chính của Ptychodus được cho là các loại động vật có vỏ cứng lớn như rùa biển. 

www-sciencealert-com-stunning-re-1714018659.jpg
Họ hàng cá mập trắng cổ đại chủ yếu ăn các sinh vật biển khổng lồ khác, khiến nó trở thành quái vật của thời đại

Nhưng rồi Ptychodus bị tuyệt chủng sớm, trước cả sự kiện tuyệt chủng của khủng long 66 triệu năm trước. Lý do được cho là do sự cạnh tranh gay gắt từ các loài quái vật biển đang nổi lên khác (chẳng hạn nhóm xương đuôi, tức loài bò sát biển), cùng săn đuổi các con mồi mà Ptychodus ăn. Cuối cùng nó bị đánh bại trong cuộc chiến sinh tồn.