Tìm thấy bộ não người 12.000 năm tuổi, 1 bí mật được vén màn khiến giới khoa học ‘cứng người’

Làm thế nào để một  bộ não người được bảo tồn qua hàng nghìn năm, ngay cả khi không sử dụng bất kỳ kỹ thuật bảo quản nào?

Hơn 4.000 bộ não con người đã được nghiên cứu do tiến sĩ Alexandra Morton-Hayward của Đại học Oxford dẫn đầu. Kết quả thu về đã mở ra nhiều vấn đề khiến giới khoa học bất ngờ. Đặc biệt, một số mẫu vật trong nghiên cứu này đã có niên đại khoảng 12.000 năm.

Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng bộ não con người không phải lúc nào cũng phân hủy nhanh chóng sau khi qua đời và một số vẫn được bảo quản tốt ngay cả khi không sử dụng bất kỳ kỹ thuật bảo quản nào.

graham-poulter-undated-handout-p-1710997780.jpg
Alexandra Morton-Hayward, nhà nhân chủng học pháp y và tiến sĩ tại Đại học Oxford, dẫn đầu nghiên cứu
alexandra-l-morton-hayward-pa-88-1710997780.jpg
Bộ não này được tìm thấy ở nghĩa địa thế kỷ 17

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hồ sơ khảo cổ về bộ não con người. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences.

"Chúng tôi đã thu thập một kho dữ liệu về hơn 4.400 bộ não con người được bảo quản trong các bằng chứng khảo cổ học trong khoảng 12.000 năm qua, trong đó có hơn 1.300 bộ não vẫn được bảo quản tốt trong khi các bộ phận xung quanh đã bị phân hủy. 

Điều này cho thấy có một cơ chế chưa được biết đến có thể đã góp phần bảo quản đặc biệt cho hệ thần kinh trung ương," các nhà nghiên cứu viết.

Một trong những bộ não cổ nhất trong số các mẫu nghiên cứu được tìm thấy trong hộp sọ bị chặt rời.

8-frozen-9-tanned-10-888411246-1710997780.jpg
Các nhà nghiên cứu đã công bố dòng thời gian của bộ não được bảo tồn mà họ đã nghiên cứu

Có mẫu vật thuộc về một người thời đại đồ đá sống ở Thụy Điển, bị chặt đầu và cắm trên cọc giữa năm 6350-5000 trước Công nguyên. Một bộ não khác được tìm thấy trong nghĩa trang tiền sử ở Thượng Ai Cập, được bảo quản tốt trong một ngôi mộ cạn chôn trên sa mạc.

"Kho dữ liệu về các bộ não cổ đại còn nguyên vẹn là cơ hội nghiên cứu sinh học - khảo cổ học về sự tiến hóa, sức khỏe và bệnh tật của con người", các nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Một số bộ não được bảo quản tốt có lý do hợp lý như đông khô hoặc nhờ điều kiện địa chất núi lửa. Tuy nhiên, nhiều bộ não là mô mềm duy nhất còn sót lại trên bộ xương. Các nhà khoa học cho biết rằng bộ não được bảo quản có thể có màu tương tự đất, khiến nhiều người nhầm lẫn và vứt bỏ chúng trong quá trình khai quật.

Theo The Sun